-->

Tết xa quê

Tết là dấu ấn văn hóa trường tồn trong tâm hồn người Việt. Tết để  đoàn viên, sum vầy. Những ngày này, người đi xa mong được về quê hương; người ở nhà ngóng trông mong nhớ những người thân nơi xa. Tuy vậy, còn nhiều người con đất Việt phải đón Tết nơi xứ người vẫn luôn đau đáu nghĩ về quê hương. Tết trong lòng họ thiêng liêng đến lạ.
tet xa que Việt Nam lọt top 10 quốc gia đông du học sinh nhất tại Mỹ
tet xa que Du học sinh Harvard xúc động khi nghe Mỹ Tâm hát

Nhớ hương vị Tết Việt

Chợ hoa, cảnh đường phố nhộn nhịp hay mùi hương trầm hòa trong cái giá lạnh của đêm 30 và phút giây sum vầy gia đình là điều những người sống xa quê hương nhớ nhất mỗi khi Tết đến. Trần Văn Nam (quê Bắc Giang) đi xuất khẩu lao động theo diện thực tập sinh tại tỉnh ChiBa (Nhật Bản) tâm sự: “Mặc dù Nhật Bản là quốc gia châu Á, nhưng ngày nay người Nhật không còn tập tục đón Tết âm lịch nữa, vì vậy, cảm nhận về ngày Tết âm lịch trên đất Nhật có lẽ chỉ tụi mình mới có”. Cũng may, Nam không đơn độc, cùng đợt đi với anh còn hơn chục người Việt Nam nữa, tất cả đều làm cùng một nhà máy và ở cùng một ký túc xá nên cũng đỡ buồn.

tet xa que

Nam chia sẻ: “Tết này là cái Tết thứ 3 trên đất bạn. Nhớ quê kinh khủng, mình là con trai không khóc, chứ mấy bạn gái đi cùng đợt, đêm giao thừa nhớ nhà, khóc sụt sùi”. Nên mặc dù xa quê nhưng Tết đến, chúng mình cũng phải chuẩn bị đầy đủ mứt Tết, bánh chưng, dưa hành, giò lụa, nem cuốn, canh măng… Ở đây khó kiếm nhất vẫn là cành đào, cành mai. “Năm ngoái, tớ phải nhờ người nhà gửi 2 cành đào theo đường hàng không sang đây để đón Tết đấy” – Hùng ( quê Phú Thọ, bạn cùng phòng ký túc xá với Nam) nói. Theo tâm sự của Hùng, nếu so với cái Tết ở nhà, Tết Việt trên đất Nhật của các bạn khá đủ đầy về vật chất, chỉ thiếu hương vị quê, hơi ấm người thân và làn mưa xuân của miền nhiệt đới.

“Tết ở Việt Nam mới là Tết thật. Giờ đây, ở nước ngoài, tìm những đồ ăn của người Việt, tìm những nguyên liệu làm món ăn ngày Tết cũng không quá khó khăn nhưng sao tìm được không khí ấm cúng như ở quê nhà mình” – Phan Văn Trung, Chi hội trưởng Hội Du học sinh Việt Nam tại Trường Đại học Soongsil (Hàn Quốc) bày tỏ.

Còn Nguyễn Trọng Toàn (quê Tuyên Quang) mới đặt chân đến xứ sở Kim Chi để theo học chương trình cao học chưa đầy một năm. Tết năm nay là lần đầu tiên bạn xa gia đình. Giữa một nơi không người thân, không tiếng vui đùa hay những giai điệu mùa xuân thường thấy ở nhà, chàng sinh viên năm nhất dâng trào một cảm giác bùi ngùi: “Bây giờ, chỉ mong được ngửi mùi bánh chưng, được rửa mặt bằng nước mùi thơm dịu, được tận tay sờ vào cành đào trong vườn, được nhận những phong bao lì xì của người thân…”.

Luôn hướng về quê nhà

Gia đình anh Thọ và chị Vân Anh đã sống, làm việc trên đất Cộng hòa Czech được hơn chục năm. Ban đầu, 2 vợ chồng nghĩ sang đây làm ăn vài năm kiếm chút vốn, nhưng rồi họ quyết định ở lại trên đất bạn. Tưởng rằng cuộc mưu sinh đã làm phôi phai phong tục Tết Việt, nhưng không, Tết vẫn luôn là niềm mong mỏi của gia đình, nhất là khi anh chị có thêm thành viên mới. Chị Vân Anh tự hào khoe: “Hơn chục năm nay, dù bận đến mấy, nhưng cứ đến gần ngày tết Nguyên đán, tôi lại dành thời gian tự tay ngâm gạo nếp, rửa lá dong để gói bánh chưng. Quan trọng là dạy cho cháu biết đến truyền thống của quê nhà”.

tet xa que
Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.

Chị vẫn giữ phong tục của cha ông, vẫn cúng lễ ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, chuẩn bị mâm ngũ quả, làm mâm cơm cúng tất niên. Đồ Tết chủ yếu mua ở các kiot bán hàng của người Việt, gần như có đủ các mặt hàng cần thiết, kể cả vàng mã, giò, chả, bánh kẹo Việt Nam, mứt Tết… Giao thừa ở đây đến sớm hơn ở Việt Nam (do chênh lệch múi giờ), lúc đó, cả nhà cùng mở champagne chúc mừng năm mới, lì xì mừng tuổi và cùng nhau ăn tiệc. Kết thúc buổi tiệc, mọi người sẽ gọi điện chúc mừng một năm mới tốt lành tới tất cả bạn bè gần xa. Ngày hôm sau, mọi người cũng đi chúc Tết nhau, đi lễ chùa như ở Việt Nam.

Tết đến, xuân về, giây phút thiêng liêng chuyển giao của đất trời đang cận kề, những người Việt xa xứ, với biết bao cuộc mưu sinh nhọc nhằn bền bỉ để vươn tới thành công và góp phần làm rạng danh trí tuệ Việt. Dù họ đón Tết nơi đâu nhưng vẫn luôn ngóng trông về quê hương, xứ sở, nơi có gia đình, người thân và bạn bè của mình.

Anh Thọ cho biết, cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Czech khá đông, kiều bào đã lập ra Hội Người Việt Nam tại Cộng hòa Czech, phong trào hoạt động rất sôi nổi. Thành phố cổ Liberec - nơi gia đình chị sinh sống, nằm cách thủ đô Praha khoảng 100 km, là nơi tập trung khá đông bà con cộng đồng người Việt sinh sống, học tập và làm việc. Những ngày trước Tết, dù bận bịu với công cuộc mưu sinh, nhưng nhiều người Việt vẫn luôn ý thức được lòng tự tôn về bản sắc văn hóa của dân tộc. “Một mâm ngũ quả rồi hương trầm, đặc biệt là bánh chưng xanh được dọn sẵn đặt lên bàn thờ tổ tiên cũng đủ hiểu tấm lòng người Việt luôn hướng về quê hương với tất cả niềm tin yêu và tự hào” – anh Thọ nói.

Là người có thâm niên sống ở Đài Loan đã gần chục năm, Lê Văn Bộ (công nhân của một nhà máy điện tử ở thành phố Đài Bắc) đã 4 lần đón năm mới ở đây, và năm nay là lần thứ 5 Bộ ăn Tết xa nhà. Bộ tâm sự: “Xa quê bao nhiêu năm, những ngày thường bận bịu công việc còn đỡ, chứ năm hết, Tết đến là nhớ nhà da diết, lúc nào cũng hướng về quê hương, muốn về ngay với gia đình, với bố mẹ, vợ con, nhưng không thể, vì Tết không được nghỉ dài ngày mà chi phí mỗi lần về cũng tốn kém”.

Sống ở một vùng xa thuộc Đài Nam, Đài Loan, Đoàn Mạnh Quý (quê ở Bắc Giang) cho biết, năm ngoái, mùng 1 Tết, anh phải đi tới hơn 10 kilomet bằng xe buýt để đến nhà bạn (một người lao động Việt khác), nơi có đường truyền mạng tốt hơn, sóng điện thoại khỏe hơn để có thể dễ dàng hỏi thăm và gửi lời chúc tới những người thân trong gia đình. “Năm nay, dù có đi xa 20 kilomet hay xa hơn nữa thì mình cũng sẵn lòng đi. Chỉ cần được nhìn thấy mọi người ở nhà là hạnh phúc rồi” - Quý cười.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động