-->

Tết ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ đâu?

Hàng năm, đến 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam thường sửa soạn mâm cỗ để cúng ông Công, ông Táo hay nói cách khác là tiễn ông Công, ông Táo về trời. Tục lệ này được bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa và được lưu truyền tới ngày nay.
tet ong cong ong tao co nguon goc tu dau Tết ông Công ông Táo năm nay rơi vào thứ mấy?
tet ong cong ong tao co nguon goc tu dau Người Hà Nội nhộn nhịp sắm sửa tết ông Công, ông Táo
tet ong cong ong tao co nguon goc tu dau Người Hà Nội rộn ràng ngày Tết ông Công, ông Táo

Nguồn gốc ông Công, ông Táo

Có nhiều sự tích về ông Công, ông Táo được lưu truyền trong dân gian, tuy nhiên, câu chuyện được truyền miệng nhiều hơn cả là sự tích về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao.

tet ong cong ong tao co nguon goc tu dau
Bộ mũ quan ông Công, ông Táo. Nguồn: TCKS.

Ngày xưa, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà, Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

tet ong cong ong tao co nguon goc tu dau
Từ xa xưa, người dân đã chọn ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo về chầu trời.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo

PGS-TS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian khẳng định phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm các gia đình lại dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sạch sẽ, trang nghiêm, sắp mâm cỗ, mua vàng mã, cá chép, hương hoa... để tiễn ông Táo về chầu trời.

Đây cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời, đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình cùng đoàn tụ bên mâm cơm - nét đẹp truyền thống vẫn được trao truyền từ đời này qua đời khác.

tet ong cong ong tao co nguon goc tu dau
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo.

“Tục cúng ông Công, ông Táo, cũng như các phong tục tốt đẹp khác của dân tộc luôn luôn hướng con người tới những điều thiện, điều tốt lành. Tục lệ này cũng nhắc nhở mọi người cần phải cố gắng làm những việc tốt, làm ăn lương thiện, các thành viên trong gia đình sống hoà thuận, yêu thương nhau”- GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật VN - chia sẻ.

Theo L.C/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trên 30.000 người lao động tham gia chương trình Tết Sum vầy

Trên 30.000 người lao động tham gia chương trình Tết Sum vầy

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do các cấp Công đoàn Thủ đô tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã thu hút trên 30.000 người tham dự. Tại chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, mang lại không khí Tết đầm ấm, vui tươi trong đoàn viên, người lao động.
Giá xăng dầu hôm nay (28/1): Giá dầu thế giới thấp nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (28/1): Giá dầu thế giới thấp nhất trong 2 tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1), giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong 2 tuần khi AI DeepSeek của Trung Quốc thúc đẩy lo ngại về nhu cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,08 USD/thùng, giảm 2,12%; giá dầu Brent ở mốc 76,96 USD/thùng, giảm 1,96%.
Tỷ giá USD hôm nay (28/1): Đồng USD lại giảm

Tỷ giá USD hôm nay (28/1): Đồng USD lại giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,11%, xuống mức 107,33.
Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo

Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo

(LĐTĐ) Tết là dịp gia đình đoàn viên, nhưng ngoài đảo xa, các cán bộ, chiến sĩ vẫn miệt mài sản xuất, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với họ, hậu phương vững chắc chính là động lực tinh thần mạnh mẽ để vượt qua mọi thử thách nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
Giá vàng hôm nay (28/1): Vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (28/1): Vàng thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1) giá vàng thế giới giảm mạnh do chịu tác động bởi sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu. Thị trường vàng trong nước đang trong kỷ nghỉ Tết Nguyên đán.
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/1 (tức 29 Tết Ất Tỵ), trời nhiều mây không mưa, trưa chiều giảm mây, trời rét đậm.
Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

(LĐTĐ) Những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024, các dịch vụ làm đẹp như nối móng, uốn nhuộm tóc hay làm mi tấp nập khách ra vào đến tận đêm muộn. Tuy vậy, nhiều cửa hàng vẫn cho rằng năm nay không đông khách bằng năm ngoái.

Tin khác

Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo

Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo

(LĐTĐ) Tết là dịp gia đình đoàn viên, nhưng ngoài đảo xa, các cán bộ, chiến sĩ vẫn miệt mài sản xuất, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với họ, hậu phương vững chắc chính là động lực tinh thần mạnh mẽ để vượt qua mọi thử thách nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

Dịch vụ làm đẹp “hốt bạc” ngày Tết

(LĐTĐ) Những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn 2024, các dịch vụ làm đẹp như nối móng, uốn nhuộm tóc hay làm mi tấp nập khách ra vào đến tận đêm muộn. Tuy vậy, nhiều cửa hàng vẫn cho rằng năm nay không đông khách bằng năm ngoái.
Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

Những điều cần biết khi cúng tất niên và cúng giao thừa ngày Tết

(LĐTĐ) Cúng tất niên là một lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa của Tết Nguyên đán.
Màu Tết

Màu Tết

(LĐTĐ) Là khi làn khói lam mỏng mảnh khẽ bay lên tan vào sương sớm. Bên hiên nhà, nắng nhuộm chậu hoa cúc vàng ươm. Ngoài vườn, từng đọt lá non xanh mơn mởn. Bông thược dược đã nở, bông tầm xuân hé nụ, cành đào bung những cánh hồng đầu tiên phơi phới. Là khoảnh khắc phố phường rực rỡ cờ hoa, ông đồ già bày mực tàu, giấy đỏ phác nên những nét chữ khai bút đầu năm. Là giây phút cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng xanh, ánh mắt trẻ thơ trong veo, lấp lánh những nụ cười.
Tiếp thêm niềm tự hào về Đảng quang vinh

Tiếp thêm niềm tự hào về Đảng quang vinh

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón mừng xuân mới, từ ngày 26/1 đến 6/2, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.
Vinamilk tặng hàng nghìn phần quà Tết cho trẻ em, công nhân trước thềm năm mới Ất Tỵ

Vinamilk tặng hàng nghìn phần quà Tết cho trẻ em, công nhân trước thềm năm mới Ất Tỵ

(LĐTĐ) Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, Vinamilk dành tặng hơn 71.000 sản phẩm dinh dưỡng cùng nhiều quà tặng cho hàng nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các công nhân khó khăn, những nhân viên ngành đường sắt làm việc xuyên Tết và cả những hành khách về nhà trên chuyến tàu đêm giao thừa.
100 năm “gói bánh” chưng

100 năm “gói bánh” chưng

(LĐTĐ) Là làng có truyền thống trồng lá dong hàng trăm năm tuổi, Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) ngày nay đã trở thành một trong những vựa lá dong lớn tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, cung cấp lá dong cho Hà Nội và vùng lân cận. Những ngày này, người dân ở đây lại tất bật ra vườn cắt lá để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Xem thêm
Phiên bản di động