Tết Nguyên đán: Người thích đi chơi, người mong sum họp
Khi giới trẻ tìm về Tết cổ truyền | |
Khám phá Tết cổ truyền tại Công viên Châu Á | |
Tết nhạt hơn bởi toan tính của lòng người | |
Phong tục cúng đêm giao thừa của người Việt Nam |
Trẻ nhỏ luôn hào hứng khi được cùng ông bà, bố mẹ gói và luộc bánh chưng ăn Tết. |
Tết đang nhạt dần?
Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, nhưng không ít người có cảm nhận không thấy hào hứng, mong chờ tết như xưa nữa. Tết đang dần nhạt đi trong suy nghĩ của mỗi người.
Không phải vô cớ, mỗi khi tết gần đến lại nổ ra những tranh cãi quanh chủ đề nên ăn tết hiện đại - giản tiện, là dịp để đi chơi - hay theo cách truyền thống - mâm cao cỗ đầy. Có ý kiến còn cho rằng nên gộp tết tây và tết ta làm một, cho đỡ tốn kém. Có những người phụ nữ bị ám ảnh về chuyện tối ngày lo cơm nước dịp tết, không có thời gian nghỉ ngơi. Họ chẳng mong đến tết.
Theo nhà sử học Lê Văn Lan, trong hoài niệm của ông và có lẽ không ít người, tết vẫn rất đẹp. Dù nói ra hay không, mỗi bậc cha mẹ tuổi ngoài 50 khi thấy những cành mai, cành đào khoe sắc đều mơ đến khoảnh khắc ấm áp của sum vầy, của gia đình và tình thân.
Xưa, thời công nghệ chưa phát triển, chưa có smartphone, facebook, mấy ngày tết, các thành viên trong gia đình dành trọn thời gian bên nhau, cùng dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng, đi chúc tết. Ý nghĩa của tết vẫn vậy, là dịp để gia đình sum họp bên nhau.
Ăn tết hay chơi tết?
Trong sự phát triển của xã hội, người Việt đã có những thay đổi trong quan niệm về tết truyền thống, chuyển từ việc “ăn tết” sang “chơi tết”. Nhiều gia đình hiện đại, nhất là giới trẻ ngày nay thích xem tết là dịp để “chơi”, đi du lịch nước ngoài.
Ngay khi lịch nghỉ tết Nguyên đán Mậu Tuất vừa công bố, chị Mai Hoa (Hà Đông, Hà Nội) đã khấp khởi lên lịch trình cho cả gia đình “chơi tết” bên Thái Lan. “Việc hương khói đã có ông bà ở nhà lo, giờ còn trẻ, tranh thủ đi chơi cho biết đó biết đây” - chị Mai Hoa nói.
Đây cũng là suy nghĩ của nhiều người, nhất là ở thành phố. Họ chỉ dành ngày mùng 1 để thực hiện các nghi lễ truyền thống, như đi chùa, làm cơm cúng gia tiên. Qua mùng 1 là hết tết và bắt đầu “lên đường”.
Tuy nhiên, với cô Nguyễn Thị Nhàn (Hưng Yên), tết vẫn là quãng thời gian đặc biệt. Cả năm chỉ chờ dịp này để con cái làm ăn xa trở về:
“Lúc bé, hết tết ngẩn ngơ, lại mong bao giờ mới đến tết. Giờ ngót 70 tuổi rồi, các con đều xa quê, tết đến chỉ mong lấy 1 đứa về là vui rồi. Bây giờ ăn uống đâu thiếu thốn như xưa, cũng chẳng cần mâm cao cỗ đầy. Con cháu về chỉ thêm bát thêm đũa. Tết vẫn là niềm ao ước của tôi và không ít người đã làm bố làm mẹ, chỉ mong con cháu về nhà để gia đình đón năm mới bên nhau”.
Theo Đặng Chung/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54