Tàu sắp vận hành, dưới ngổn ngang rác thải
Tàu "Cát Linh- Hà Đông" đang được vận chuyển về Hà Nội | |
Phạt nóng nhà thầu thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông |
Dạo qua phố Yên Lãng, điều dễ nhận thấy là những đống rác, phế thải chất đống, chạy dọc dưới chân đường sắt. Tình cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại nhà ga nằm gần khu vực ngã tư giao giữa phố Thái Hà với phố Hoàng Cầu mới và đường Yên Lãng, thuộc địa bàn quận Đống Đa.
Trong khi tuyến đường Sắt sắp vào vận hành… Ảnh Đ.Thanh |
Tại đây, thường xuyên diễn ra tình trạng đổ trộm các loại rác thải cồng kềnh như bàn, ghế, giường, tủ lấn phế thải, vật liệu xây dựng gây rất nhiều bức xúc cho các cư dân sống xung quanh, cũng như cho người dân tham gia giao thông qua các tuyến phố này. Chưa kể, dưới chân trụ cầu AR3 và BR24, người dân tập kết và đốt rác tại đây, gây ô nhiễm môi trường.
Theo nhiều người dân nơi đây cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng được tập kết bừa bãi tại đây là do các hạng mục của nhiều nhà ga đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, điều này dẫn tới tình trạng các công trình phía dưới các chân nhà ga trở nên nhếc nhác thiếu sự quản lý.
Thì phía dưới, đoạn vật liệu xây dựng và rác thải được đổ tràn lan phía dưới tuyến đường sắt trên cao – đoạn qua địa phận phố Yên Lãng. |
Về tình trạng này, ông Phạm Quan Huấn, người dân phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa cho biết, tình trạng đổ rác, vật liệu xây dựng đã diễn ra liên tục trong thời gian gần đây. Điều đáng nói, cứ một thời gian, chính quyền địa phương và công ty môi trường lại tiến hành dọn dẹp nhưng cũng chỉ được vài ngày rồi đâu lại hoàn đấy, nhếch nhác lại hoàn nhếch nhác.
Do vậy, hơn lúc nào hết người dân sống xung quanh chờ đợi, cũng như mong ngóng công trình đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô Hà Nội nhanh chóng đi vào hoạt động, để không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố mà còn chấm dứt được tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị tại đây.
Về tình trạng này, ông Phạm Quan Huấn, người dân phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa cho biết, tình trạng đổ rác, vật liệu xây dựng đã diễn ra liên tục trong thời gian gần đây. Điều đáng nói, cứ một thời gian, chính quyền địa phương và công ty môi trường lại tiến hành dọn dẹp nhưng cũng chỉ được vài ngày rồi đâu lại hoàn đấy, nhếch nhác lại hoàn nhếch nhác. Do vậy, hơn lúc nào hết người dân sống xung quanh chờ đợi, cũng như mong ngóng công trình đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô Hà Nội nhanh chóng đi vào hoạt động, để không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong thành phố mà còn chấm dứt được tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải, vật liệu xây dựng gậy ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị tại đây. |
Được biết, năm 2016, Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị đã bàn giao các hạng mục dưới chân cầu cho Công ty Công viên cây xanh Hà Nội trồng cây, tạo cảnh quan. Tuy nhiên, năm 2017 đơn vị này đã xin bàn giao lại để thi công hệ thống đường điện, thoát nước tại dải phân cách dưới tuyến đường sắt, đoạn HàoNam - Hoàng Cầu - Yên Lãng.
Trong thời gian này, phát sinh tình trạng người dân đổ và đốt rác dưới chân trụ cầu AR3 và BR24, ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Về tiến độ, dự án cơ bản đã hoàn thành công tác xây lắp và nhà thầu đang tiến hành chạy thử, dự kiến đầu năm 2019 thực hiện bàn giao dự án cho UBND Thành phố vận hành, khai thác. Lúc đó sẽ bàn giao lại dải phân cách cho Công ty Công viên cây xanh Hà Nội để chỉnh trang cây xanh, tạo cảnh quan cho khu vực...
Mới đây, nhằm ngăn chặn hiện tượng đổ, đốt rác tại chân trụ cầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân không tập kết, đốt rác tại khu vực chân trụ cầu Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Cũng cần phải nói thêm rằng tình trạng đổ trộm rác thải, vật liệu xây dựng tại khu vực thi công của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông không phải là trường hợp cá biệt, đã nhiều năm nay tại các khu vực công trường thi công nhất là các công trường trọng điểm luôn mang đến nhiều bức xúc dân sinh cũng như gây ảnh hưởng đến quá trình thi công và giao thông trong khu vực. Để ngăn chặn tình trạng này thiết nghĩ, chính quyền các địa phương cần vào cuộc quyết liệt có các biện pháp xử lý dứt điểm, nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị chung.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03