-->

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác

Kể từ khi đi vào khai thác thương mại, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã nhanh chóng trở thành lựa chọn di chuyển của đông đảo người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và hạn chế khí thải cho Thủ đô. Tuy nhiên, ngay dưới chân những cầu vượt dẫn lên các nhà ga của tuyến đường sắt này, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, đậu đỗ xe trái phép và xả rác bừa bãi lại diễn ra nhan nhản, làm mất trật tự và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị.
Lộn xộn tại các nhà ga đường sắt Nhổn - ga Hà Nội “Bát nháo” xe khách - Kỳ 3: “Bến cóc” bên đường Lê Trọng Tấn

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy dọc theo tuyến đường Nguyễn Trãi - Quang Trung là một trong những tuyến đường có lưu lượng giao thông đông đúc bậc nhất Hà Nội. Tại các nhà ga như Thượng Đình, Phùng Khoang, Văn Quán, Yên Nghĩa…, vỉa hè dưới chân cầu vượt gần như bị "biến thành" bãi giữ xe tự phát hoặc khu vực kinh doanh tạm bợ. Điều này không chỉ gây cản trở lối đi mà còn tạo ra những điểm ùn tắc cục bộ vào giờ cao điểm.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Vỉa hè ở hầu hết các nhà ga tuyến đường sắt trên cao Yên Nghĩa - Hà Đông đều bị lấn chiếm, sử dụng không phép.

Mỗi lần di chuyển bằng đường sắt trên cao tới trường, Nguyễn Nhung (sinh viên Trường Đại học Giáo dục, cơ sở Lương Thế Vinh, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đều cảm thấy rất bức xúc. Nhung chia sẻ: “Chúng tôi đi bộ đến trường lẽ ra phải có vỉa hè thông thoáng, nhưng quán xá bày kín lối, xe máy leo lên vỉa hè chạy ào ào khi đường tắc, nhiều lúc không còn cách nào khác phải đi xuống lòng đường, vừa bất tiện vừa nguy hiểm”.

Ga Thượng Đình nằm ngay sát chợ Thượng Đình, nên một số người dân đã đậu đỗ xe ngay dưới gầm các cầu đi bộ để vào chợ. Vỉa hè khu vực này cũng có nhiều hàng sổ xố “mọc” lên ngay sát lề đường để người dân “tiện bề” vào mua. Khu vực kẻ vạch xương cá dành cho xe buýt thì bị các loại ô tô con chiếm chỗ đậu đỗ linh tinh. Ngay gần đó, rác thải bị xả ra lộn xộn. Đáng chú ý, trụ sở của Công an phường Thượng Đình cũng nằm ngay cạnh đó, chỉ cách chân cầu vượt khoảng 100m, nhưng không hiểu sao tình trạng lấn chiếm vỉa hè và đậu đỗ trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra?

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Vỉa hè khu vực chân nhà ga Thượng Đình bị chiếm dụng làm chỗ gửi xe.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Cơ quan công an phường Thượng Đình chỉ nằm cách chân cầu vượt có vài chục mét, nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn ngang nhiên diễn ra.

Tại ga Phùng Khoang nằm ngay sát chợ Phùng Khoang và Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, theo ghi nhận vào ngày 8/3, hàng loạt quán vỉa hè và hàng bán hoa “xâm chiếm” khu vực vỉa hè hai bên ga tàu.

Các hàng bán hoa bày sát ra vỉa hè, gần như tràn xuống lòng đường. Trong khi đó, các quán ăn thì kê bàn ghế tràn lan, biến lối đi bộ thành nơi phục vụ thực khách. Khu vực gầm cầu đi bộ trở thành nơi người dân ghé ăn, sử dụng các dịch vụ để xe.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Ga Phùng Khoang nằm gần chợ Phùng Khoang và Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Vỉa hè tại đây bày la liệt các hàng quán, xe máy đậu đỗ tràn lan.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Các hàng quán chiếm lối đi.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Nhiều cửa hàng bày bán hoa ra sát lề đường.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Xe để thành hàng dài dưới chân cầu vượt.

Phạm Hiên, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (hiện trọ tại Phùng Khoang), bức xúc chia sẻ: “Gần như toàn bộ vỉa hè dọc tuyến Nguyễn Trãi và khu vực chân các nhà ga tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông đều bị chiếm dụng để bán hàng và làm bãi giữ xe. Sinh viên như chúng tôi khi bộ ra ga đi tàu điện lại phải đi vòng xuống lòng đường để tránh những điểm lấn chiếm ấy. Chưa kể, vào giờ cao điểm, xe máy lao lên vỉa hè chạy ào ào như đường của riêng họ. Tôi cảm thấy nếu có cách nào phóng xe máy lên đường sắt trên cao, chắc họ cũng sẵn sàng làm vậy vào lúc tắc đường”.

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè không chỉ dừng lại ở ga Phùng Khoang. Ngay dưới chân ga Văn Quán là Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội. Cách đó khoảng vài chục mét có một hàng rào và biển cấm sử dụng trái phép lòng đường, hè phố để kinh doanh dịch vụ và cấm các phương tiện đỗ, để trái quy định trên hè phố gây cản trở giao thông và lối đi dành cho người đi bộ. Nhưng có vẻ quy định này hoàn toàn bị phớt lờ. Xe ô tô vẫn đậu ngay sát cổng của Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội. Các tài xế xe công nghệ vẫn tụ tập dưới chân ga để chờ khách di chuyển từ đường sắt trên cao đi xuống.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Xe ô tô đỗ ngay trước cổng Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Hà Nội.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Cách đó không xa có biển cấm lấn chiếm lòng đường và để, đỗ trái quy định.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Nhưng có vẻ như nhiều người phớt lờ biển cấm.
Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Các tài xế vẫn đỗ xe ở đó để chờ bắt khách đi từ trên ga xuống.

Điểm kết thúc của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Ga này nối với bến xe Yên Nghĩa và có xe buýt cũng như xe khách tỏa đi khắp Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Vì thế, nơi đây thu hút rất nhiều người dân tham gia di chuyển bằng phương tiện công cộng. Nhưng lượng người qua lại càng nhiều thì cũng càng nhiều tài xế xe ôm, xe công nghệ tụ tập quanh khu vực này để mời chào sẻ dụng dịch vụ. Và như một lẽ tất nhiên, hàng quán vỉa hè cũng mọc lên hàng loạt xung quanh, khiến cảnh quan khu vực cửa ra vào của bến xe trở nên lộn xộn, nhếch nhác.

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Điểm lên xuống cầu vượt của ga Yên Nghĩa cũng bị các tài xế xe ôm "xâm chiếm".

Là một trong những phương tiện giao thông công cộng hiện đại nhất của Thủ đô, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi thói quen di chuyển của người dân Hà Nội. Thế nhưng, ngay tại các nhà ga, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh và đậu đỗ xe trái phép lại diễn ra tràn lan, làm mất mỹ quan đô thị và gây bất tiện cho hành khách.

Nhận thấy nhu cầu gửi xe cá nhân để tiếp cận tàu điện là rất lớn, Sở Giao thông vận tải Hà Nội từng đề xuất các quận dọc tuyến, gồm Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và Hà Đông rà soát quỹ đất để bố trí bãi giữ xe phục vụ hành khách. Tuy nhiên, đến nay, ngoài hai ga đầu và cuối tuyến có điểm trông giữ xe theo quy định, hầu hết các ga còn lại vẫn chưa có bãi gửi xe chính thức. Điều này khiến người dân buộc phải tìm kiếm các điểm gửi xe tự phát, bất chấp việc chúng không đảm bảo an toàn và đúng quy định.

Với một công trình giao thông hiện đại như tuyến đường sắt trên cao, không chỉ bản thân hệ thống tàu điện mà các tiện ích đi kèm như bãi đỗ xe, lối đi bộ và không gian công cộng cũng cần được quy hoạch bài bản, đảm bảo sự thuận tiện, thông thoáng và sạch đẹp. Một tuyến đường sắt văn minh không chỉ nằm ở những đoàn tàu chạy đúng giờ, mà còn ở cả hệ thống hạ tầng hỗ trợ, giúp người dân thực sự yên tâm khi sử dụng.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

Sáng nay (29/4), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22), diễn ra trong 1 ngày để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

Sáng nay (29/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề "Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024".
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

Sáng nay (29/4), gần 300 cán bộ Công đoàn, cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tham gia buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề "Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Thủ đô 2024".
Kết hợp nhiều hoạt động tại Lễ phát động Tháng Công nhân

Kết hợp nhiều hoạt động tại Lễ phát động Tháng Công nhân

Cùng với Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã tổ chức trao trợ cấp cho 178 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng 407 công nhân, viên chức, lao động có sáng kiến sáng tạo nổi bật; trao danh hiệu Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024 cho 22 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận;...
Giá xăng dầu hôm nay (29/4): Thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (29/4): Thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (29/4), giá dầu thế giới giảm nhẹ giữa bối cảnh lo ngại nguồn cung OPEC+. Điều này làm lu mờ triển vọng tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu, cũng như khả năng OPEC+ tăng nguồn cung. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 66,60 USD/thùng, giảm 1,88%, giá dầu WTI ở mốc 61,87 USD/thùng, giảm 1,81%.
"Cha tôi, người ở lại" tập 32: Bí mật dần lộ, anh em rạn nứt

"Cha tôi, người ở lại" tập 32: Bí mật dần lộ, anh em rạn nứt

Tập 32 của bộ phim truyền hình "Cha tôi, người ở lại" sẽ tiếp tục lên sóng vào lúc 20h00 thứ Ba, ngày 29/4/2025, trên kênh VTV3. Những diễn biến mới trong tập phim này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều nút thắt bất ngờ, khiến câu chuyện càng thêm gay cấn và hấp dẫn.
Tỷ giá USD hôm nay (29/4): Giá USD trên thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (29/4): Giá USD trên thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (29/4): Giá bán USD tại nơi công bố cao nhất là 26.208 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY) hiện là 99,59 điểm.

Tin khác

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác trật tự độ thị, trật tự xây dựng, và vệ sinh môi trường trên địa bàn, cũng như thay đổi thói quen, hành vi của nhân dân, thời gian qua quận Ba Đình đã tăng cường xử lý “phạt nguội” qua hệ camera đã được tích hợp công nghệ nhận diện AI.
Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng không chỉ là thước đo năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và danh dự của tập thể, cá nhân ở địa phương và của cả Thành phố, mà còn là căn cứ để Thành phố đánh giá cán bộ… Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội tình trạng xây dựng công trình kiên cố, nhà xưởng trên đất nông nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động