Tất cả cho một môi trường sạch
Đuổi muỗi với 5 mẹo đơn giản | |
Đông Nam Á cần một chiến lược y tế toàn diện đối phó với Zika | |
Sắp thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tuyến tỉnh |
Tập trung kiểm soát dịch bệnh
Theo Sở y tế Hà Nội, mặc dù số ca mắc bệnh SXH đã chững lại, tuy nhiên chưa có dấu hiệu bệnh dịch đã được kiểm soát. Vừa qua, để hỗ trợ ngành y tế Hà Nội trong công tác phòng chống dịch bệnh SXH trên địa bàn TP Hà Nội, Bộ Y tế đã điều động sinh viên các trường y, Thành đoàn Hà Nội tham gia công tác giám sát diệt bọ gậy. Đồng thời, tổ chức nhiều đợt phát động ra quân phòng, chống SXH trên 30 quận, huyện, trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các quận, huyện điểm nóng về SXH như: Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng... Đây cũng là những địa điểm trong dịp nghỉ lễ 2/9 sẽ diễn ra nhiều hoạt động về chính trị, văn hóa nghệ thuật…thu hút sự tập trung đông đảo của người dân thành phố và du khách các nơi đổ về.
Ý thức là quận trung tâm, nơi sẽ diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật dịp này, Trung tâm y tế dự phòng quận Hoàn Kiếm đã huy động các tổ chức, cá nhân các phường trên địa bàn quận đồng loạt ra quân dọn dẹp vệ sinh, tuyên truyền phòng chống SXH. Cụ thể, UBND quận Hoàn Kiếm và các phường đã huy động 750 cán bộ các ban, ngành đoàn thể tổ trưởng tổ dân phố, cộng tác viên phối hợp với cán bộ y tế tham gia vệ sinh môi trường. Quận Hoàn Kiếm đã phát 14.938 tờ rơi tuyên truyền về phòng chống Zika và SXH cho các hộ gia đình.
Chủ tịch UBND phường Hàng Trống Phạm Tuyết Lan cho biết, nhằm ngăn chặn SXH lan rộng, UBND phường Hàng Trống đã yêu cầu Trạm y tế phường Hàng Trống tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa đang hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn phường. Qua đó tổ chức phun thuốc diệt muỗi xử lý triệt để các ổ dịch. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về các biện pháp phòng chống dịch. Hướng dẫn người dân tự phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh, thông báo cho cơ sở y tế khám chữa bệnh kịp thời.
Các đoàn viên thanh niên ra quân tuyên truyền, diệt bọ gậy phòng, ngừa dịch sốt xuất huyết. |
Mặc dù lực lượng y tế đã tích cực vào cuộc ngăn chặn SXH lan rộng, nhưng trong qua trình dập dịch đã gặp không ít khó khăn. ông Đoàn Văn Việt, Giám đốc Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm cho biết, địa bàn quận Hoàn Kiếm dân số lớn, diện tích nhà ở chật hẹp nên người dân không có bể chứa nước dung tích lớn mà thường dự trữ nước vào các thùng phi từ đó tạo ra nơi muỗi sinh sản. Đặc biệt, ở quận Hoàn Kiếm, hệ thống khách sạn khá phát triển, tại các khách sạn lớn hệ thống tầng hầm là nơi muỗi cư trú từ đó hình thành các ổ dịch. Thế nhưng một số chủ khách sạn không tích cực tham gia phòng chống dịch SXH. Bởi vậy, để ngăn chặn dịch bệnh, UBND quận Hoàn Kiếm đã làm việc, yêu cầu quản lý, chủ đầu tư khách sạn tích cực tham gia phòng chống dịch SXH. Bằng những hành động quyết liệt này, tính đến 15/8, 47 ổ dịch SXH trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được xử lý.
Tương tự, tại quận Ba Đình một trong những điểm nóng của dịch SXH khu vực trung tâm thành phố, nhưng đến nay hầu hết các bệnh nhân đã khỏi và được điều trị ngoại trú. Các ổ dịch cũng đã được khống chế. Theo báo cáo mới nhất của quận Ba Đình, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận có hơn 1.000 ca mắc SXH và 137 ổ dịch. Nhưng hầu hết là các ổ dịch nhỏ và đến nay đã có 907 bệnh nhân khỏi và điều trị ngoại trú; 66 bệnh nhân đang điều trị và 116 ổ dịch đã được khống chế. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, quận Ba Đình đã thành lập 3 tổ xung kích cấp quận, 694 đội xung kích cấp cơ sở và 138 tổ giám sát. Từ đó các đội xung kích tiến hành rà soát các khu công trường xây dựng, bãi đất trống, trường học… Đặc biệt, công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh thông qua việc phát tờ rơi, đến từng nhà vận động người dân diệt bọ gậy. Kết hợp với việc tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trong tháng 8 với tất cả 14 phường trên địa bàn.
Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh chuẩn bị tiến tới dịp nghỉ lễ 2/9, đại diện Trung tâm y tế dự phòng quận Ba Đình cho biết, Trung tâm sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch SXH tại các phường. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch SXH tại các khu dân cư, tổ dân phố. Riêng các đoàn thanh niên phường sẽ báo cáo công tác phòng chống dịch SXH thường xuyên để giúp cơ quan chức năng nắm bắt kịp thời tình hình, diễn biến của dịch trên địa bàn để có biện pháp chống dịch kịp thời.
Còn tại Trung tâm y tế dự phòng quận Đống Đa, vào thứ Bảy và chủ nhật hàng tuần nhân viên y tế sẽ kết hợp với Đoàn phường Trung Tự và Đoàn thanh niên Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức chiến dịch diệt bọ gậy phòng, chống dịch SXH. Bạn Phạm Tâm, Phó Bí thư Quận đoàn Đống Đa cho biết, với sự tham gia của hơn 300 thành viên, đội xung kích diệt bọ gậy đã được chia thành 27 tổ và phụ trách 24 tổ dân phố. Nhiệm vụ nhằm thực hiện tuyên truyền vận động hướng dẫn người dân thực hiện tốt cam kết phòng dịch. Thống kê kiểm tra các bể nước hở, chậu hoa cây cảnh có nước, xử lý vệ sinh các dụng cụ chứa nước có nguy cơ tồn tại bọ gậy, trứng muỗi...
Nêu cao tinh thần tình nguyện của đoàn viên thanh niên Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP nhấn mạnh: “Chúng tôi rất mong muốn có sự vào cuộc của các đoàn viên thanh niên trong chiến dịch phòng chống SXH. Các đoàn viên sẽ trở thành những tuyên truyền viên đắc lực cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, cùng với ngành y tế tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, đẩy lùi bệnh SXH. Bên cạnh đó, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố đưa ra 8 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nêu rõ, Thành đoàn Hà Nội chỉ đạo Đoàn thanh niên các quận, huyện, thị xã, nhất là những nơi đang "báo động đỏ", huy động thanh niên tình nguyện, "phủ xanh" toàn bộ trong chiến dịch lần này.
Tăng cường phòng dịch trong trường học
Tuy phải tập trung đối phó với SXH, nhưng Bộ Y tế nhắc nhở các địa phương không được chủ quan với các dịch bệnh khác như: bệnh dại, cúm gia cầm, đặc biệt là bệnh tay chân miệng...Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh (Bộ Y tế) vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện bắt đầu vào mùa bệnh tay chân miệng. Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 51.000 ca tại 63 tỉnh thành. Trước tình trạng bệnh tay chân miệng đang gia tăng vào đúng thời điểm học sinh bước vào năm học mới, Bộ Y tế đã ban hành văn bản khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở Y tế giám sát chặt chẽ dịch bệnh, phòng tránh lây nhiễm chéo tại các bệnh viện và trong các cơ sở điều trị.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tay chân miệng, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch lan rộng, kéo dài. Đặc biệt, Sở giáo dục và đào tạo cần chủ động phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại trường học, đặc biệt là các trường mẫu giáo, nhà trẻ… Bên cạnh đó, đề nghị các trường học ngay từ đầu năm học mới cần thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng cần chủ động ứng phó với một số dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào như cúm H7N9, cúm H5N6 trên đàn gia cầm có thể lây sang người.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, nhất là thời điểm bắt đầu năm học mới, nên Hà Nội phải kiểm soát tốt ở tất cả các trường học, không để học sinh, sinh viên bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Làm sao để công tác phòng chống dịch bệnh phải được thực hiện bài bản, thường xuyên và hiệu quả. Chứ không chỉ đơn thuần là công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nhân dịp nghỉ lễ 2/9, cũng như khai giảng năm học mới.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58