-->

Tạo việc làm, thu nhập ở xã ven đô

Về với xã Tiến Thịnh (huyện Mê Linh) hôm nay, chúng ta sẽ thấy một diện mạo nông thôn khang trang sạch đẹp. Cùng với việc phát triển nông nghiệp, xã Tiến Thịnh cũng đang tập trung phát triển các làng nghề truyền thống, từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân tại các làng nghề.
Hà Nội tạo được nhiều việc làm mới cho người lao động Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên

Đa dạng nghề truyền thống

Xã Tiến Thịnh được biết đến là xã tập trung nhiều làng nghề truyền thống với lịch sử lâu đời. Làng nghề truyền thống nơi đây gắn liền với những sản phẩm mang đậm hương vị của quê nhà như: Mỳ, bún, kẹo lạc, chè lam, bánh đa nem,… Những năm gần đây, nghề truyền thống đã trở thành nghề mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.

Thôn Yên Thị (xã Tiến Thịnh) đã có nghề làm chè lam, kẹo lạc từ lâu đời. Từ việc nấu chè lam, kẹo lạc ăn trong những ngày Tết, ngày nay, người dân trong làng đã phát triển làng nghề, đưa sản phẩm chè lam, kẹo lạc đi khắp mọi miền đất nước.

Ông Hoàng Văn Giáp, người có trên 30 năm kinh nghiệm trong nghề cho biết, nghề làm chè lam, kẹo lạc đã trở thành nghề mang lại thu nhập thường xuyên cho người dân nơi đây, đặc biệt là trong dịp cuối năm. Chính bởi nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ gia đình tại đây đã mở xưởng sản xuất, thuê công nhân để phát triển nghề.

Tạo việc làm, thu nhập ở xã ven đô
Nghề làm bánh đa nem đã đưa lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Trung Hà.

Theo ông Giáp, món chè lam làm không quá khó. Để có được những mẻ chè lam thơm ngon, mềm, dẻo thì phải đầy đủ nguyên liệu gồm gạo nếp, gừng, lạc nhân, vừng, đường mía và cách pha chế các nguyên liệu với nhau phải đạt tỷ lệ phù hợp. Chính vì có bí quyết nấu chè lam đặc biệt nên chè lam nhà ông Giáp sản xuất ra đến đâu được thương lái lấy hết đến đó. Khách lẻ trong làng, trong xã đến mua để ăn hoặc làm quà biếu đều phải đặt trước mới có hàng. Để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, những năm gần đây gia đình ông Giáp đã sáng tạo ra các sản phẩm chè lam với các vị: mật, dứa, gấc, cà phê… Nhờ sự sáng tạo, chăm chỉ, lượng đơn hàng của gia đình ông luôn duy trì ổn định, là địa chỉ tin cậy của nhiều mối buôn trong nước.

Không chỉ có kẹo lạc, chè lam, thôn Yên Thị còn được biết tới với nghề sản xuất mỳ, bún. Theo chia sẻ của những gia đình làm nghề, cũng như chè lam, kẹo lạc, sản phẩm mỳ, bún được sản xuất quanh năm. Song thời điểm bận rộn nhất phải kể đến dịp cận Tết. Theo cô Đoàn Thị Thân, chủ xưởng sản xuất mỳ, bún tại thôn Yên Thị vào thời điểm Tết, mỗi ngày gia đình cô sản xuất từ 5 - 6 tạ sản phẩm mỳ. Nhờ sản phẩm làm ra đạt chất lượng, có thương hiệu và uy tín nên được nhiều thương lái trong và ngoài xã đến tận nơi mua và đặt hàng.

Cách thôn Yên Thị không xa, thôn Trung Hà nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem truyền thống. Theo đó, bánh đa nem Trung Hà được người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành biết đến bởi độ dẻo, dai và mang mùi vị đặc trưng. Bánh có 2 màu sắc trắng sáng và vàng mật, bánh lành lặn, không bị rách nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của thị trường, người dân Trung Hà đã sản xuất bánh đa nem với kích cỡ khác nhau. Bên cạnh những chiếc bánh có đường kính khoảng 20 - 30cm, đến nay đã có nhiều bánh được sản xuất theo khổ nhỏ hơn để cung cấp cho các nhà hàng. Từ nghề làm bánh đa nem đã giúp cho người dân nơi đây ổn định cuộc sống. Bình quân làm bánh đa nem, mỗi ngày cho thu nhập từ 500 nghìn đồng - 800 nghìn đồng/ngày (đã trừ chi phí). Theo các xưởng sản xuất tại đây, trung bình một cơ sở sản xuất bánh đa nem ở thôn Trung Hà có thể sản xuất và tiêu thụ 1,5 - 2 vạn bánh/ngày, tương đương 5 - 6 triệu đồng mỗi ngày.

Chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Với nhu cầu lớn của thị trường, việc duy trì các phương thức sản xuất thủ công không còn phù hợp, do đó, người dân tại các làng nghề đã áp dụng máy móc vào sản xuất để tăng sản lượng, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Ngọc Thanh, Giám đốc Hợp tác xã Làng nghề Bánh Đa nem Trung Hà, cho biết, trước kia, người dân thường tráng bánh bằng bếp củi, xay bột bằng tay nên hiệu quả không cao. Những năm gần đây, người dân đã chủ động đầu tư máy nghiền bột, bếp tráng điện nên năng suất cao hơn nhiều, thu nhập từ nghề làm bánh đa nem vì thế cũng được cải thiện đáng kể.

Cũng là gia đình sản xuất chè lam, kẹo lạc có tiếng tại Yên Thị, những năm gần đây, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng đã áp dụng thêm công nghệ hiện đại vào sản xuất. Theo ông Thắng, nhờ bí quyết gia truyền và công nghệ hiện đại đã giúp ông sản xuất ra những mẻ bánh chè lam ngon. Cùng đó, vài năm trở lại đây, sản phẩm chè lam, kẹo lạc của xã Tiến Thịnh đã được người tiêu dùng biết tới nhiều hơn và ngày càng khẳng định thương hiệu chè lam, kẹo lạc của làng nghề. “Nhờ chú trọng vào chất lượng nên các sản phẩm của làng nghề đã có thương hiệu, từ đó góp phần thúc đẩy đầu ra sản phẩm. Thu nhập từ làng nghề tăng cũng đã giúp người dân thêm phần phấn khởi, tích cực sản xuất, duy trì và phát triển nghề”- ông Thắng chia sẻ.

Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Thịnh, để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, năm 2017, UBND xã Tiến Thịnh đã đề xuất, kiến nghị UBND huyện Mê Linh đề nghị UBND thành phố Hà Nội công nhận đối với 2 làng nghề bánh đa nem thôn Trung Hà và mỳ bún thôn Yên Thị. Đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 làng nghề trên tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định. Theo đó, số hộ gia đình; người lao động tham gia làm nghề đều tăng qua các năm. Thu nhập bình quân của người lao động tại 2 làng nghề tính đến thời điểm hiện tại vào khoảng trên 15 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, hiện tại, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề cũng đang gặp khó khăn bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, thời gian tới xã Tiến Thịnh sẽ phát triển sản xuất theo hướng tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế từng thôn. Cùng đó, khuyến khích các cơ sở đầu tư trang thiết bị, mặt bằng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao quyền tự chủ, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Trao quyền tự chủ, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Theo dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), cơ sở nghiên cứu được tự chủ, tự chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động nghiên cứu, xây dựng bộ máy, chi tiêu theo cơ chế khoán chi. Nếu một dự án nghiên cứu không đạt được kết quả như kỳ vọng, tổ chức nghiên cứu sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường như trước và được miễn trừ trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại phát sinh cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đề nghị cân nhắc việc cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân

Đề nghị cân nhắc việc cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân

Nhiều vấn đề mới phát sinh về bảo vệ dữ liệu cá nhân như thực trạng thu thập thừa dữ liệu cá nhân so với ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh...
Dự kiến dùng trung tâm thương mại, ký túc xá làm trụ sở phường mới ở Hà Nội sau sắp xếp

Dự kiến dùng trung tâm thương mại, ký túc xá làm trụ sở phường mới ở Hà Nội sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến dùng tạm ký túc xá Pháp Vân, Trung tâm thương mại Trung Văn làm trụ sở một số phường mới sau sáp nhập.
Công an thành phố Hà Nội tìm người bị hại trong vụ án lừa đảo vay vốn

Công an thành phố Hà Nội tìm người bị hại trong vụ án lừa đảo vay vốn

Quá trình điều tra xác định: Từ tháng 8/2005 đến tháng 12/2006, đối tượng Nguyễn Thị Lân (tức Nguyễn Thị Lân Ngọc) dùng thủ đoạn gian dối ký kết các hợp đồng vay vốn để chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại. Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội thông báo các bị hại liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra để giải quyết theo quy định.
Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, tối 5/5, Đội Quản lý thị trường số 17, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội, kiểm tra kho đông lạnh tại địa chỉ số 1, km 12, đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 7 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc.
Công đoàn Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

Từ nay đến cuối năm 2025 sẽ có nhiều sự kiện chính trị trọng đại của Thủ đô, đất nước và là năm chuẩn bị Đại hội Chi bộ Trung tâm nhiệm kỳ mới, Công đoàn Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã phát động phong trào thi đua yêu nước với nhiều nội dung thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật và xây dựng môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp, góp phần phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.
Phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” thực sự là điểm sáng tại huyện Mỹ Đức

Phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” thực sự là điểm sáng tại huyện Mỹ Đức

Phong trào thi đua trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển toàn diện đội ngũ lao động nữ mà còn góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin khác

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Nắm bắt nhu cầu của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình để nâng cao chất lượng đời sống, giúp người lao động có điều kiện, cơ hội tái tạo sức lao động để làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Nhắc lại câu chuyện buồn của đồng nghiệp vừa ra đi cách đây 5 ngày, do không may bị tai nạn trên chính cung đường làm việc vào lúc nửa đêm, chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: Việc đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Theo quy định, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Nếu có việc phải đi làm vào ngày nghỉ lễ này, người lao động sẽ được nhận mức lương cao gấp gần 5 lần.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Xem thêm
Phiên bản di động