Tạo việc làm cho lao động trẻ: Cơ hội cho sinh viên gặp gỡ nhà tuyển dụng
Giảm thiểu lao động trẻ em: Thay đổi từ nhận thức | |
Nỗ lực ngăn ngừa lao động trẻ em | |
Khơi nguồn đam mê khởi nghiệp cho sinh viên, lao động trẻ |
Nhiều chương trình kết nối hiệu quả
Mới đây, ngày 22/8, tại Học viện Tài chính ở Hà Nội đã phát động cuộc thi “You Can” lần thứ 9. Đây là cuộc thi tìm kiếm nguồn nhân lực dành cho sinh viên trên toàn Thành phố Hà Nội được tổ chức thường niên từ năm 2011 đến nay.
Ngày càng nhiều cơ hội cho sinh viên gặp gỡ nhà tuyển dụng |
Cuộc thi nhằm tìm kiếm và tôn vinh các bạn sinh viên có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong thời buổi hội nhập hiện nay. Các sinh viên sẽ trải qua 3 vòng thi gồm Sơ khảo (từ ngày 22 đến 26/8), Chung khảo và đêm thi Chung kết được tổ chức vào ngày 14/9 tại Học viện Tài chính.
Trải qua 8 mùa, “You Can” đã từng bước gây dựng được tiếng vang cũng như sự tin tưởng và hưởng ứng của các bạn sinh viên trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội. Sau 8 mùa thi, đại diện Ban tổ chức cho biết các thí sinh lọt vào vào Chung khảo đã có cơ hội để gặp lãnh đạo các doanh nghiệp, trả lời phỏng vấn trực tiếp và tìm kiếm cơ hội việc làm.
Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng cũng tham gia vào quá trình diễn ra cuộc thi, đưa ra các nhóm vấn đề liên quan đến doanh nghiệp để các thí sinh giải quyết, từ đó có thể lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí việc làm mà doanh nghiệp đang có nhu cầu.
Được biết, trong năm 2018, “You Can” được đánh giá là có nhiều cải tiến và đột phá. Về sức lan tỏa, cuộc thi đã thu hút hơn 1.000 thí sinh đến từ gần 20 trường trường Đại học, Cao đẳng đăng ký tham gia; kêu gọi hơn 30 đơn vị là nhà tài trợ, nhà bảo trợ gồm nhiều tập đoàn, danh nghiệp lớn, đồng thời tiếp cận tới hơn 100.000 bạn sinh viên biết đến.
Việc tổ chức các hoạt động tư vấn việc làm, ngày hội việc làm, cuộc thi… không chỉ tạo cơ hội cho sinh viên gặp gỡ nhà tuyển dụng mà còn góp phần khơi dậy tiềm lực, niềm đam mê trong mỗi sinh viên, kết nối và kiến tạo cơ hội, giúp các bạn sinh viên tiếp cận với thị trường lao động. Đồng thời nâng cao kỹ năng để tìm kiếm công việc phù hợp, đáp ứng được nhu cầu việc làm cho sinh viên và người lao động, tạo môi trường thực tế gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động. |
Đặc biệt, ở cuộc thi này, một thí sinh lọt Top 12 đã được tuyển làm làm trợ lý cho Shark Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông.
Bạn Đào Ngọc Doanh, Trưởng Ban tổ chức cho biết, cuộc thi “You Can 9” sẽ tìm kiếm và phát triển những cá nhân đáp ứng tiêu chí của nguồn nhân lực thời đại mới, đồng thời tạo cầu nối uy tín giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng.
“Bằng những thử thách chuyên sâu và thực tế, thí sinh được đánh giá khách quan về thái độ, kiến thức và các kỹ năng mềm như: Làm việc nhóm, thuyết trình, giải quyết tình huống, phỏng vấn thực tế. Qua đó phát huy tối đa khả năng của thí sinh, giúp nâng cao nhận thức phục vụ cho cuộc sống và nghề nghiệp”, Doanh cho hay.
Không chỉ riêng cuộc thi này, mà trên thực thế trong những năm qua đã có rất nhiều các hoạt động thiết thực nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với nhà tuyển dụng. Đơn cử như ngày hội Hướng nghiệp và Việc làm với chủ đề: “Khơi nguồn lực, đón thành công” được báo Lao động Thủ đô phối hợp với Trường Đại học Giao thông vận tải và Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức vào tháng 5/2019. Tại ngày hội, hàng nghìn học viên, sinh viên, người lao động đã được tham quan triển lãm tại các gian hàng của doanh nghiệp, lắng nghe doanh nghiệp giới thiệu về ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng.
Qua đó, các doanh nghiệp lưu hồ sơ để tuyển dụng khi có nhu cầu. Đây là một hoạt động chính đưa doanh nghiệp đến gần hơn với môi trường đào tạo và các học viên, không những giải quyết nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và còn mở ra những cánh cửa cho các học viên đang theo học tại các trường có cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
Quan trọng là sự nỗ lực của bản thân
Hầu hết mọi sinh viên đều có mong muốn khi ra trường được nhận vào các đơn vị có uy tín, đảm bảo mức lương cũng như có môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế vẫn còn tồn tại hiện nay là rất nhiều sinh viên ra trường bị thụ động trong tìm việc.
Cùng với đó, tình trạng thiếu việc làm và cử nhân thất nghiệp ngày càng ra tăng. Bạn Đỗ Hoa vừa tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: “Bước chân ra khỏi ghế nhà trường, tôi thực sự chưa có nhiều kinh nghiệm nên khi tìm việc mình gặp khá nhiều khó khăn vì không có nhiều kiến thức thực tế, lúng túng với các câu hỏi được đưa ra từ nhà tuyển dụng”.
Trái ngược với bạn Đỗ Hoa, Lê Tùng Anh – Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, cho rằng: “Ngay từ khi còn là sinh viên, tôi đã có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều các hoạt động tư vấn việc làm, hỗ trợ việc làm, sàn giao dịch việc làm. Do vậy, tôi cảm thấy rất tự tin khi tham gia phỏng vấn xin việc sau khi ra trường.
Tôi cho rằng, các hoạt động này không chỉ rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng phỏng vấn, ứng xử mà còn bổ sung rất nhiều kiến thức cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, theo tôi, điều quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng, nỗ lực của mỗi người, phải biết nắm bắt cơ hội thì thành công mới đến”.
Trước đó, chia sẻ tại Ngày hội Hướng nghiệp và Việc làm: “Khơi nguồn lực, đón tương lai”, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết: “Giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Riêng Hà Nội, trong những năm qua đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên, sinh viên nói riêng đã thu hút được nhiều kết quả đáng khích lệ”.
Tuy nhiên, ông Dân cũng nhấn mạnh, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mang theo nhiều thay đổi cho thế hệ trẻ. Trong lĩnh vực nhân sự, ứng viên ngày càng gặp những yêu cầu khắt khe hơn từ nhà tuyển dụng.
Khi tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của quá trình sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, thất nghiệp. Điều đó có nghĩa là, thế hệ trẻ cần có những bước đi tiên phong, sáng tạo để khẳng định chính mình trước những thách thức về cơ hội việc làm trong thời đại số hóa.
K.Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24