--> -->

Tạo sức sống mới cho doanh nghiệp

Ngày 25/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí và việc thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Nhiều đại biểu đánh giá cao những kết quả tích cực trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội từ cuối năm 2021 đến những tháng đầu năm nay, cho rằng đây là kết quả rất đáng trân trọng trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV Sớm ban hành quy định mức lương tối thiểu và đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội

Thảo luận tại tổ Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 của cả nước, đặc biệt là chiến lược tiêm phủ vắc xin cùng các giải pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cũng đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ, trong đó Nghị quyết 128 của Chính phủ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn bảo đảm an sinh xã hội, nhất là linh hoạt trong triển khai các giải pháp chống dịch. Nhờ đó, kết thúc năm 2021 mới có GDP đạt 2,58%, Hà Nội đạt 2,91%, từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh...

Tạo sức sống mới cho doanh nghiệp
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 15.

Đại biểu Trương Xuân Cử (Đoàn Thành phố Hà Nội) đánh giá những kết quả về kinh tế xã hội đạt được năm nay là tích cực, trong đó, nhiều địa phương, bộ, ngành đã có sáng kiến, năng động trong điều hành. Đại biểu cũng nhìn nhận, trong thực tế, 63 tỉnh, thành đều có nhu cầu đầu tư công rất lớn, trong khi đó nguồn lực còn khó khăn. Vì vậy, vấn đề là chọn dự án thế nào để hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội lớn, góp phần phát triển đất nước.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) nhìn nhận, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, do đó, phải đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này. Theo đại biểu, chủ trương đã có, giải pháp cũng đã có, nhưng công tác phối hợp mà không làm được thì hạn chế này phải khắc phục ngay. Đó là do bộ máy của chúng ta vận hành chưa trơn tru, chưa phối hợp chặt chẽ.

Phải phát triển được sức sống của doanh nghiệp

Theo đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh), để phục hồi bền vững trong điều kiện hiện nay, Chính phủ cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp tích tụ đất đai hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu để chủ động về nguyên liệu, xem đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ phục hồi chuỗi cung ứng, hạn chế những tác động do đứt gãy chuỗi cung ứng thế giới, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hệ sinh thái chuỗi giá trị của doanh nghiệp đầu chuỗi, hình thành cụm liên kết ngành, hệ sinh thái của doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Chính phủ, những tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,1%. Thị trường tiền tệ, tỷ giá, lãi suất ổn định; dư nợ tín dụng đến cuối tháng 4 tăng 7,18% so với cuối năm 2021. Thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đạt 657,4 nghìn tỷ đồng, bằng 46,6% dự toán, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 5,03%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021. Tính chung 4 tháng, có 80.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng gần 27% cùng kỳ. Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% - 6,5% là thách thức rất lớn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phân tích, tình hình năm 2021 cũng như những tháng đầu năm 2022, chúng ta gặp nhiều khó khăn, thách thức về kinh tế - xã hội, đặc biệt là dịch Covid-19. Trong khi các nước xung quanh và nhiều nước trên thế giới tăng trưởng âm thì chúng ta vẫn vượt 2,58%, bội chi ngân sách chỉ 3,41%, nợ công chỉ 43%, nợ Chính phủ chỉ 39%, nợ nước ngoài chỉ còn 38%...

Theo Bộ trưởng, đây là sự nỗ lực lớn trong lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Nhiều việc khó được tập trung bắt tay vào làm. Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp, giãn, hoãn thuế 129 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ miễn giảm 37 loại thuế, phí cho doanh nghiệp, như thuế xăng dầu hàng không, thuế trước bạ…. Rất nhiều chính sách đã hỗ trợ hàng trăm nghìn tỷ cho doanh nghiệp.

Đề cập đến nhiều thách thức từ tình hình chính trị, kinh tế thế giới, Bộ trưởng Tài chính cho rằng, đất nước vừa trải qua đại dịch, vấn đề cốt lõi là làm thế nào để tăng năng lực cho nền kinh tế, muốn vậy phải phát triển được sức sống của doanh nghiệp và đây là động lực quan trọng nhất. Muốn vậy, mọi cấp, ngành phải tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, chính sách vốn, tiếp cận đất đai, quản lý, để thúc đẩy doanh nghiệp, tạo được tiện ích cho doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng, phải tập trung đẩy mạnh đầu tư các tuyến đường cao tốc, nếu có đường sẽ phát triển được nhiều ngành nghề, giải quyết vùng nguyên liệu, thu hút đầu tư. Vừa qua Chính phủ đã tập trung xây dựng các tuyến đường cao tốc, phát triển ra các tỉnh để cố gắng cuối năm bàn giao được 141 km đường cao tốc. Đây là quyết tâm rất lớn.

Kiến nghị Chính phủ sớm cho chủ trương tăng lương tối thiểu vùng

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Thành phố Hà Nội) đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2021 - một năm nhiều khó khăn, biến động khó lường, nhưng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chúng ta đã vượt qua và đạt những kết quả nhất định.

Đại biểu cũng đánh giá cao công tác kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước, tinh giản biên chế, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Qua giám sát tại các địa phương, đại biểu đoàn Hà Nội cho biết, kết quả khá khả quan, bộ máy tại các địa phương sau sắp xếp đã đi vào hoạt động ổn định. Nhiều địa phương từ việc sắp xếp này đã tạo không gian phát triển mới.

Tạo sức sống mới cho doanh nghiệp
Ảnh minh họa: N.C

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy cũng cho biết Báo cáo của Chính phủ nêu tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều cơ quan tinh giản mang tính cơ học, chưa chất lượng, qua khảo sát, các địa phương nêu khó khăn là giải quyết cán bộ dôi dư là không có cơ sở để cho nghỉ với những người năng lực chưa thật sự đáp ứng yêu cầu, do việc đánh giá cán bộ chưa tốt, việc xác định vị trí việc làm chưa phù hợp. Vì vậy, đại biểu kiến nghị ngay trong năm 2022, 2023 cần quan tâm, sớm ban hành hướng dẫn để giải quyết việc này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Thách thức lớn trước mục tiêu tăng trưởng 8-8,5%

Thảo luận tại tổ 12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII đặt mục tiêu 5 năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6,5 - 7%. Năm 2022, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5%, cộng thêm 2% từ thực hiện gói chính sách theo Nghị quyết 43 của Quốc hội thì mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ là 8-8,5%.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của năm 2021 theo báo cáo chính thức của Chính phủ chỉ đạt 2,58% (so với 2,91% đã báo cáo). Ngân sách tăng thêm gấp 9 lần số ước thực hiện nhưng tăng trưởng lại giảm. Do đó, vấn đề quan trọng nhất bây giờ, theo Chủ tịch Quốc hội, là làm thế nào để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 8-8,5% và đạt mục tiêu 5 năm như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đề ra. Đây là thách thức rất lớn.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề cập đến tình trạng chi ngân sách nói chung hiện nay đang rất khó khăn do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất thấp. Đầu tư công cũng rất thấp, cả năm 2021 chỉ đạt hơn 70%, vốn ODA cũng chỉ giải ngân 32,85%. Gói kích thích kinh tế hiện chưa giải ngân được, danh mục gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới chỉ có tên danh mục chứ chưa phải là các dự án đã chuẩn bị đầu tư xong. Gói chính sách về y tế chưa có danh mục đầu tư nào…Lưu ý năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế và chi tiêu ngân sách Nhà nước rất thấp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu từ thực tiễn sâu sát tại địa phương, bộ, ngành tập trung thảo luận, hiến kế cho Quốc hội, cho Chính phủ về vấn đề này.

Cho rằng chúng ta vừa có một kỳ SEA Games thành công, đại biểu Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa mong muốn từ thành công của SEA Games sẽ lan tỏa sang các lĩnh vực khác. Đồng thời, cần duy trì, cần tận dụng hiệu quả, với các công trình đầu tư cho sự kiện này, tránh hiện tượng sau khi các sự kiện thể thao kết thúc thì bị lãng phí, sử dụng không hiệu quả. Điều này vừa giúp người dân được hưởng thụ nhiều hơn các thiết chế thể thao văn hóa, vừa là nền tảng để phát triển thể thao sau này.

Qua tham gia khảo sát của Ủy ban Văn hóa về phục hồi du lịch sau đại dịch tại Quảng Nam và Đà Nẵng, đại biểu cho biết, trên thực tế, 70% khách du lịch quốc tế của chúng ta đến từ Đông Bắc Á, và 70% số này chưa quay lại Việt Nam. Chúng ta đang mở cửa du lịch và có các biện pháp xúc tiến.

Nhiều công ty du lịch kiệt quệ, khoảng 50% các công ty du lịch đóng cửa, số trở lại hoạt động cũng rất dè dặt. Trong khi doanh nghiệp khó khăn như thế thì các chính sách hỗ trợ lại kết thúc vào tháng 6/2022. Vì vậy, theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, cần tiếp tục duy trì hỗ trợ cho lĩnh vực du lịch như giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% không chỉ trong năm 2022, cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi vay, khoanh nợ và không áp dụng lãi phạt chậm trả cho các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đến hết năm 2022. Đại biểu cũng cho rằng, cần có thêm các giải pháp như miễn visa 30 ngày, thay bằng chỉ 15 ngày như hiện nay...

Đại biểu Trần Thị Diệu Thuý (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) lại đề cập đến vấn đề tiền lương cho người lao động không đủ trang trải cuộc sống. Đại biểu kiến nghị Chính phủ sớm cho chủ trương tăng lương tối thiểu vùng. Hội đồng tiền lương quốc gia đã đề xuất tăng lương tối thiểu vùng lên 6%, mức tăng dù không nhiều nhưng thể hiện sự quan tâm của chúng ta đối với người lao động.

Tăng 6% vẫn còn rất thấp, bởi chỉ số trượt giá cao. Vì thế, đại biểu nhấn mạnh rất cần tăng lương tối thiểu vùng năm nay, làm nền tảng cho việc tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng trong năm tới, để tiệm cận hơn với cuộc sống của người lao động./.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn:

Sách giáo khoa mới biên soạn hoàn toàn dùng lại được

Đề cập đến vấn đề giá thành sách giáo khoa, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Thành phố Hà Nội) băn khoăn, Chính phủ có giải pháp gì để hỗ trợ các gia đình khó khăn, như giảm giá thành hoặc trợ giá về sách giáo khoa? Đại biểu cũng cho rằng sách giáo khoa không sử dụng lại được là vấn đề rất lãng phí.

“Việc tuyên truyền cho người dân hiểu về chương trình giáo dục đang được triển khai để tạo sự đồng thuận, thực hiện chưa tốt, nên trong báo cáo của Chính phủ cần phân tích rõ hơn các vấn đề nêu trên và đưa ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới”, đại biểu Dương Minh Ánh đề nghị.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (Đoàn Thành phố Hà Nội) cho biết, dư luận xã hội những ngày vừa qua cho rằng giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần, tuy nhiên khi so sánh giá, nên so sánh tương đồng giữa các sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 với nhau, ví dụ sách mới cho lớp 1, 2, 3, 7, 10 là những sách theo chủ trương xã hội hóa. Những bộ sách này biên soạn khổ lớn hơn, giấy tốt hơn, quy trình biên soạn hoàn toàn do các doanh nghiệp đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.

Nếu các bộ sách lớp 3, 7, 10 như giá thành sách của Nhà xuất bản Giáo dục năm nay giảm 10-15% so với các sách tương ứng bộ mới của năm ngoái, trong khi giá thành vật liệu tăng lên. Còn nếu so với các bộ sách cũ thuộc chương trình năm 2016 thì đấy là các sách được Nhà nước bỏ tiền cho rất nhiều khâu từ biên soạn, thẩm định... khổ nhỏ hơn, giấy xấu hơn.

Nếu so với sách cũ thì giá thành dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, còn giá bộ sách mới từ 200.000 - 300.000 đồng, tùy từng loại sách. Nếu so với sách của chương trình cũ thì thấy khác nhau, nhưng so với sách của chương trình mới, đồng đẳng thì hợp lý hơn.Nói về thông tin trên mạng xã hội nói “sách giáo khoa không dùng lại được”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, sách theo bộ mới biên soạn hoàn toàn dùng lại được, chứ không phải là sách dùng một lần. /.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

Tại giải vô địch cầu mây thế giới 2025 đang diễn ra ở Songkhla (Thái Lan), cả đội tuyển nam và nữ Việt Nam đã cùng tạo nên chiến tích ấn tượng khi giành chiến thắng thuyết phục tại vòng bán kết nội dung 4 người, qua đó xuất sắc ghi tên mình vào trận chung kết của giải đấu uy tín nhất hành tinh ở môn thể thao này.
U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia xuất sắc đánh bại U23 Thái Lan 7-6 trên chấm luân lưu sau khi hai đội hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu tại bán kết U23 Đông Nam Á 2025. Với chiến thắng nghẹt thở này, đội bóng xứ vạn đảo giành vé vào chung kết và sẽ đối đầu U23 Việt Nam trong trận tranh cúp vô địch diễn ra ngày 29/7 tới.
Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Trận đấu giao hữu giữa Liverpool và AC Milan vào lúc 18h30 ngày 26/7 tại Hồng Kông không chỉ là một màn chạm trán kinh điển gợi nhớ về hai trận chung kết Champions League hào hùng giữa thập niên 2000, mà còn là cơ hội để cả hai “ông lớn” của bóng đá châu Âu thử nghiệm đội hình, chiến thuật dưới triều đại huấn luyện viên mới. Đặc biệt, với Liverpool, đây là trận đấu đầu tiên trên đất châu Á, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới dưới thời HLV Arne Slot.
Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Trận đấu giao hữu giữa Arsenal và Newcastle diễn ra vào lúc 18h30 ngày 27/7 tại Sân vận động Quốc gia Singapore hứa hẹn sẽ là một màn thử sức đáng chú ý cho cả hai đội trước thềm mùa giải mới. Trong khi Arsenal đang tìm cách củng cố đội hình và hoàn thiện lối chơi để hiện thực hóa tham vọng vô địch, Newcastle lại đang đối mặt với nhiều bất ổn sau một khởi đầu mùa hè không mấy suôn sẻ.
Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Trận đấu giao hữu giữa Manchester United và West Ham vào lúc 06h00 ngày 27/7 tại New Jersey không chỉ là một màn chạm trán mang tính thử nghiệm mà còn là cơ hội để cả hai câu lạc bộ định hình lại bộ mặt trước thềm mùa giải mới đầy cam go.
Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn

Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn

Vào lúc 21h00 ngày 26/7, Tottenham Hotspur sẽ có chuyến làm khách đến Kenilworth Road để đối đầu với Luton Town trong khuôn khổ trận đấu giao hữu tiền mùa giải 2025. Đây là trận đấu thứ hai trong ngày của Spurs, một kế hoạch “kỳ quặc” nhưng đầy tính toán của HLV Thomas Frank nhằm rà soát lực lượng và tối ưu hóa thời gian chuẩn bị. Trong khi Tottenham đang hừng hực khí thế sau một mùa giải thành công rực rỡ, Luton lại đang chìm sâu trong khủng hoảng và phải vật lộn tìm đường trở lại.

Tin khác

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

“Mở khóa tự nhiên” để phát triển bền vững - Vinamilk truyền cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp

Không chỉ xây dựng thành công các trang trại bò sữa ở những vùng đất không thuận lợi, triết lý “mở khóa tự nhiên”, Vinamilk biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế “xanh”, tạo vòng tuần hoàn gắn kết giá trị cộng đồng phát triển bền vững.
Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi xanh cho nông nghiệp Hà Nội

Kinh tế tuần hoàn đang mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội. Với đặc thù là đô thị đặc biệt có vùng ngoại thành rộng lớn, Hà Nội đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ khi kết hợp phát triển nông nghiệp với tư duy tuần hoàn, thân thiện môi trường.
Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Mở cửa di sản - thắp sáng kinh tế văn hoá Thủ đô

Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 25 không chỉ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, mà còn là bước đi cụ thể hoá Luật Thủ đô trong việc khai thác giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế. Câu chuyện bảo tồn không còn là để thưởng lãm mà đang dần trở thành nền tảng tạo sinh kế, gia tăng giá trị bản địa và lan tỏa bản sắc văn hóa đến cộng đồng.
Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nâng cao năng lực kinh doanh trực tuyến cho cán bộ, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 18/7, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) - eComDX, phối hợp cùng với Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) dành cho cán bộ Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên.
Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Hà Nội: Công bố danh sách 78 doanh nghiệp đang hoạt động cho thuê lại lao động

Sở Nội vụ thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động trên địa bàn, theo Văn bản số 4073/SNV-LĐTLDN ngày 17/7/2025.
Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp, thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo và các sự kiện liên kết vùng để nâng cao năng lực triển khai thương mại điện tử (TMĐT) tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng khởi nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số vào kinh doanh.
Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa Việt Nam - Indonesia

Vietnam Airlines đang khai thác đều đặn các chuyến bay khứ hồi hằng ngày trên cả hai chặng thành phố Hồ Chí Minh - Jakarta và Thành phố Hồ Chí Minh - Denpasar, từ đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách và góp phần thúc đẩy kết nối hàng không, giao lưu du lịch - thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam - Indonesia.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại chi nhánh Sacombank ở 2 thành phố lớn

Trong các tháng 6,7/2025, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các kết luận, chỉ rõ các vi phạm tại chi nhánh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Trong đó có những “lỗi” thuộc về công tác thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, về tài sản bảo đảm, tiềm ẩn rủi ro cao, yêu cầu khẩn trương khắc phục,…
Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Cơ hội miễn thuế thu nhập 2 năm cho hộ cá thể, cá nhân kinh doanh

Chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp là bước ngoặt lớn, không chỉ mở rộng cơ hội phát triển mà còn mở ra cánh cửa hưởng ưu đãi thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được lợi thế này, đòi hỏi chủ hộ phải đủ điều kiện, hiểu rõ luật và minh bạch ngay từ đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động