Tạo sự đồng thuận, chia sẻ của toàn xã hội với cán bộ, nhân viên ngành Y
Công đoàn Y tế Việt Nam vào cuộc “bảo vệ blouse trắng” | |
Tăng cường đảm bảo an toàn lao động và phòng chống nạn bạo hành |
Chiều 30/5, tại Trụ sở Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam và Tạp chí Lao động và Công đoàn, tổ chức họp báo Chương trình "Bảo vệ Blouse trắng". Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình và Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn Trần Duy Phương đồng chủ trì chương trình.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao ý nghĩa của Chương trình "Bảo vệ Blouse trắng" |
Thông tin tại buổi họp báo ông Trần Duy Phương, Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn cho biết, ngày 26/4/2019, Công đoàn Y tế Việt Nam và Tạp chí Lao động và Công đoàn đã ký kế hoạch liên tịch triển khai Chương trình truyền thông "Bảo vệ Blouse trắng" năm 2019. Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong hoạt động phối hợp giữa Bộ Y tế và Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe CNVCLĐ năm 2019.
PGS-TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam thì cho hay, theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) từ năm 2010 đến năm 2017, cả nước ghi nhận có ít nhất 22 vụ việc bạo hành y tế, riêng năm 2017 xảy ra 13 vụ. Trong đó, có 90% các vụ bạo hành xảy ra khi nhân viên y tế đang cấp cứu, chăm sóc cho bệnh nhân. Còn theo thống kê của Công đoàn Y tế Việt Nam, trong năm 2018, báo chí đã đưa tin 21 vụ bạo hành đối với nhân viên y tế. Ngoài những vụ hành hung thân thể, gây thương tích mà đã có trường hợp người thầy thuốc mất đi tính mạng của mình (như trường hợp bác sĩ Trần Văn Giàu ở BV Đa khoa Vũ Thư, Thái Bình năm 2012); thực tế người thầy thuốc còn phải chịu đựng nhiều hành vi đe dọa về mặt tinh thần, bị dùng ngôn từ (trực tiếp, qua điện thoại, truyền thông, mạng xã hội…) để nhục mạ, xúc phạm, gây tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý.
"Mục đích của Chương trình "Bảo vệ Blouse trắng" là nhằm tạo sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý và báo chí; tạo sự đồng thuận, cảm thông, chia sẻ của toàn xã hội đối với những khó khăn vất vả, những hy sinh thầm lặng của cán bộ, nhân viên ngành Y"- PGS-TS Phạm Thanh Bình bày tỏ.
Quang cảnh buổi hop báo |
Bên cạnh đó, chương trình nhằm tuyên truyền, đề xuất xây dựng chính sách nhằm chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên công đoàn ngành y tế cả nước, qua đây khẳng định thêm vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ của Công đoàn Y tế Việt Nam đối với CCVCLĐ trong toàn ngành.
Đặc biệt, chương trình nhằm để phát hiện gương người tốt, lan tỏa hình ảnh đẹp, chân thực của đội ngũ CCVCLĐ ngành y tế dù có nhiều áp lực về công việc nhưng vẫn vượt qua làm tốt trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao sáng kiến của hai đơn vị. Theo Phó Chủ tịch Ngọ Duy Hiểu, chương trình này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và có ý nghĩa rất lớn về chuyên môn trong hoạt động công đoàn. Bởi một trong những chức năng cơ bản của tổ chức CĐ là đại diện, chăm lo, bảo vệ NLĐ, trong khi chương trình này có thông điệp rõ ràng và có chiến dịch bảo vệ một đối tượng cụ thể đó là những người thầy thuốc.
Chương trình giúp truyền thông để tạo sự quan tâm hơn nữa của xã hội, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý, góp phần tạo niềm tin và sự đồng thuận, sự hiểu biết, thông cảm của xã hội đối với hoạt động CĐ của ngành y tế trước những khó khăn, hy sinh thầm lặng của những người chiến sĩ áo trắng.
Trong khuôn khổ chương trình, thời gian tới, Công đoàn Y tế Việt Nam sẽ tổ chức nhiều lớp tập huấn ở 3 miền Bắc, Trung, Nam về công tác an toàn, vệ sinh lao động,kỹ năng phòng, chống bạo hành; Xây dựng và trao tặng nhà công vụ cho một số địa phương vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh và cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên y tế; Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hàng trăm trường hợp cán bộ, nhân viên trong ngành mắc bệnh hiểm nghèo, phơi nhiễm, mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị bạo hành… có hoàn cảnh khó khăn. Công đoàn Y tế Việt Nam cũng sẽ xhỉ đạo mỗi CĐCS trong ngành hưởng ứng Chương trình bằng việc tổ chức thăm hỏi, tặng quà, chăm sóc cho cán bộ, nhân viên của đơn vị mắc bệnh hiểm nghèo, bị phơi nhiễm, mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị bạo hành có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt đồng thời có đề xuất về giải pháp để tăng cường việc chăm sóc, bảo vệ cán bộ, nhân viên y tế. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025
Chính sách 21/01/2025 06:05
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Chính sách 14/01/2025 22:00
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chính sách 11/01/2025 19:01