-->

Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, cần tạo điều kiện cho nhà giáo được học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời, không bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc các quy định về thời gian công tác; cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội vào hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong các môi trường đặc thù như trường ở vùng sâu, vùng xa, trại giam.
Quốc hội điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8 Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp Luật Nhà giáo: Đề xuất các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, thu hút nhà giáo

Thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV về dự thảo Luật Nhà giáo, ngày 9/11, Tổng Bí thư Tô Lâm (Đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội) đặt ra vai trò chiến lược của giáo dục và đào tạo.

Trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhà giáo được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược. Người thầy được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo.

Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thảo luận tổ.

Tổng Bí thư cũng đề nghị dự thảo Luật cần phải quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa thầy và trò, bảo đảm sự tương tác và hợp tác hiệu quả. Việc phổ cập giáo dục các cấp cũng đòi hỏi sự cân đối giữa số lượng thầy và số lượng trò.

Bên cạnh đó, nhà giáo cần phải là những nhà khoa học, có trình độ chuyên môn sâu rộng, đáp ứng được các yêu cầu về nghiên cứu và giảng dạy. Cần có sự kết nối giữa nhà giáo, nhà khoa học, trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp và Nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đề nghị dự thảo Luật cần phải đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là yêu cầu về trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của đội ngũ nhà giáo; cần có những chính sách đặc thù, ưu đãi đối với vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội khó khăn để thu hút và giữ chân đội ngũ nhà giáo;

Đáng chú ý, Tổng Bí thư cho rằng, cần tạo điều kiện cho nhà giáo được học tập, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời, không bị hạn chế bởi tuổi tác hoặc các quy định về thời gian công tác; cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội vào hoạt động giáo dục, đặc biệt là trong các môi trường đặc thù như trường ở vùng sâu, vùng xa, trại giam.

Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu thảo luận tổ.

Thảo luận về các quy định cụ thể, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà giáo cần yêu cầu cao hơn để trở thành chuẩn mực, mẫu mực. Nhà giáo không chỉ mẫu mực trong nghề nghiệp mà còn trong mọi hoạt động xã hội; đối xử tôn trọng, công bằng với người học là điều đương nhiên mà còn khuyến khích người học, tất cả ý kiến người học cần được đánh giá cao để bảo đảm tư duy sáng tạo; nghĩa vụ tham gia nghiên cứu khoa học của nhà giáo cũng cần được xã hội tạo điều kiện về nguồn lực, kinh phí…

Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội Hà Nội) nhận định, việc ban hành Luật Nhà giáo đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước; hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo, đồng thời có chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển nhà giáo; khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay, kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo…

Bên cạnh việc cơ quan soạn thảo đề xuất không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức, đại biểu Đoàn Hà Nội đề xuất, cần nghiêm cấm những hành vi không tôn trọng và xúc phạm nhà giáo… Đồng thời đề nghị, giống như lực lượng vũ trang, cần quy định nhà giáo là đối tượng được ưu tiên thuê - mua nhà ở xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, đây là Luật mới, quy định về đối tượng, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời
Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu thảo luận tổ.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Lào Cai) đề nghị, cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc, bảo đảm có sự thống nhất cho các địa phương. Hiện, địa phương có điều kiện về ngân sách thì ban hành các chính sách riêng hỗ trợ nhà giáo, địa phương không có điều kiện về ngân sách thì không ban hành; điều này chưa bảo đảm sự thống nhất, thiếu công bằng giữa các nhà giáo đang công tác tại các địa phương.

Còn đại biểu Trần Văn Thức (Đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh Thanh Hóa) đề nghị cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật Nhà giáo quy định việc bảo lưu một số chính sách như phụ cấp thâm niên nhà giáo... đối với nhà giáo được điều chuyển về công tác tại cơ quan quản lý giáo dục. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi, ghi nhận quá trình cống hiến và động viên nhà giáo có trình độ chuyên môn giỏi về công tác tại cơ quan quản lý giáo dục.

Để bảo đảm giáo viên, giảng viên đáp ứng vai trò, vị trí của nhà giáo quy định tại dự thảo Luật, đại biểu Trần Văn Tiến (Đại biểu đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) đề nghị, bổ sung quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào đối với nguồn đào tạo giáo viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên, giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đầu vào đối với các giáo viên, giảng viên trong tương lai.

Điều đó nhằm tránh tình trạng như nhiều năm qua, việc tuyển sinh đối với nhiều cơ sở đào tạo nguồn giáo viên, giảng viên có đầu vào rất thấp theo tiêu chuẩn xét tuyển so với nhiều ngành, lĩnh vực.

Tạo điều kiện cho nhà giáo được phát triển nghề nghiệp suốt cuộc đời
Quang cảnh phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần "tôn sư trọng đạo" trong xã hội Việt Nam song đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đại biểu Quốc hội đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cũng bày tỏ lo ngại, thời gian qua, ngành Giáo dục đã đối mặt với nhiều khó khăn, khiến tinh thần này bị suy giảm.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan mong muốn nghề giáo được khôi phục vị thế cao quý, để thầy, cô giáo nhận được sự tôn trọng xứng đáng từ xã hội.

Về chính sách tiền lương, cho rằng nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ và sinh viên sư phạm mới ra trường, chưa thể sống đủ với thu nhập hiện tại, do đó đại biểu đề nghị, cần có thêm các chính sách thu hút sinh viên ngành sư phạm, cũng như hỗ trợ và đãi ngộ giáo viên gắn bó với nghề, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Đại biểu mong muốn có chính sách lương hấp dẫn hơn để thu hút nhân tài vào ngành Giáo dục.​

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động