-->

Tạo bước đột phá về "văn hóa" công vụ để công tác CCHC hiệu quả cao hơn

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, bản chất cải cách hành chính (CCHC) là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp.
Sửa đổi một số tiêu chí đánh giá Chỉ số cải cách hành chính Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính

Ngày 18/8, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị “Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2022”. Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp và được trực tuyến đến 24 điểm cầu sở, ngành và 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

100% TTHC được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã báo cáo về công tác cải cách hành chính 7 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 5 tháng cuối năm 2022.

Theo đó, công tác CCHC của Thành phố đã được cải thiện và nâng cao, chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền Thành phố năm 2021 được duy trì và có sự chuyển biến. Cụ thể như Chỉ số PAR-INDEX nằm trong 10 địa phương dẫn đầu cả nước (xếp thứ 10/63); chỉ số SIPAS tăng 3 bậc so với năm 2020, vượt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đề ra năm 2021 là 86%); chỉ số PAPI tăng 39 bậc so với năm 2020, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố.

UBND Thành phố cũng đã thành lập Tổ Công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR-INDEX và Chỉ số SIPAS do Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố làm tổ trưởng để theo dõi, đánh giá những nhiệm vụ trọng tâm, tháo gỡ vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tạo bước đột phá về
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, CCHC được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố (Ảnh: VT).

Thành phố đã đơn giản hóa 26 thủ tục hành chính (TTHC); công bố công khai 3 TTHC, danh mục 500 TTHC, thay thế 33 TTHC, bãi bỏ 476 TTHC; ban hành 10 Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC để các cơ quan, đơn vị phối hợp liên thông, giải quyết TTHC thông suốt, hiệu quả, rút ngắn thời gian, giảm thời gian đi lại của người dân, tổ chức trong thực hiện TTHC.

Đến nay, 100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Hệ thống thông tin Một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến của Thành phố đã thực hiện đồng bộ với Cổng dịch vụ công Quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin theo quy định.

Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC được giám sát, kiểm soát chặt chẽ nên đã hạn chế tối đa việc nhũng nhiễu, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC, đảm bảo các quy định trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Kết quả giải quyết hồ sơ giải quyết đúng hạn, trước hạn hơn 1 triệu hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,78%.

Toàn Thành phố đã có 156/175 phường (đạt 89,14%) thực hiện ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch đủ điều kiện tiêu chuẩn. Việc ủy quyền giúp giảm đầu mối, lược bỏ các bước xử lý nội bộ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, được người dân ghi nhận, đánh giá cao.

Về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, Thành phố đã sắp xếp giảm 280 đơn vị sự nghiệp so với năm 2015, giảm 10,1%; sắp xếp các Ban Quản lý dự án chuyên ngành (từ 6 xuống còn 4 đơn vị), sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp và sắp xếp các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (giảm 1 chi cục, 1 đơn vị sự nghiệp). Thành phố cũng đã hoàn thành các chỉ tiêu tinh giản 10% biên chế công chức, viên chức so với 2015 (giảm 1.473 biên chế công chức, 15.204 biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước).

Tạo bước đột phá về
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa phát biểu tại hội nghị.

Giải quyết vấn đề bất cập, tránh chồng chéo trong quản lý

Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác CCHC của thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã nhấn mạnh đến giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động Tổ Công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PARINDEX, SIPAS giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Thành phố sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa ứng xử. Chủ động tham mưu, đề xuất những sáng kiến, mô hình CCHC mới tạo bước đột phá trong CCHC…

Về một số giải pháp cụ thể, Thành phố sẽ ban hành Đề án “Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả TTHC hiện đại các cấp của Thành phố Hà Nội” trên cơ sở tích hợp một số nội dung của Đề án 06; Quy chế về việc tiếp nhận, xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; chủ động triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong giải quyết TTHC để cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp…

Cùng với đó, Thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu triển khai Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn Thành phố. Trong đó, tập trung vào công tác ủy quyền, nhất là đối với những nhiệm vụ, TTHC do các Sở, ngành đang thực hiện, trên tinh thần phân cấp, ủy quyền triệt để, phù hợp với việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Thành phố.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận về các giải pháp trong công tác thông tin, tuyên truyền công tác cải cách hành chính, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với đó, Thành phố chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu công tác trong quá trình chuyển đổi số…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đề nghị thời gian tới thành phố Hà Nội cần rà soát lại những vấn đề bất cập, tránh chồng chéo trong việc quản lý. Đồng thời, lưu ý trong vấn đề công vụ phải gắn với xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, cố gắng tạo sự khác biệt ấn tượng trong công tác tiếp dân. Đặc biệt, Hà Nội phải là thành phố thông minh, đi đầu trong chuyển đổi số, bởi có điều kiện về cơ sở, về đầu tư vốn và có tư duy mạnh mẽ…

Tạo bước đột phá về
Quang cảnh Hội nghị “Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2022”.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, CCHC được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố trong thời gian qua, được người dân mong mỏi.

Vì vậy, bản chất CCHC là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp. “Nhưng dù có thiết kế bộ máy phù hợp thế nào, quan trọng vẫn là người ngồi vận hành bộ máy đó và mối quan hệ trong hệ thống”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị sau hội nghị, mỗi đơn vị, địa phương sẽ có kế hoạch riêng để khắc phục những điểm hạn chế đã được chỉ ra, nâng cao công tác CCHC; lãnh đạo các đơn vị chuyển tải thông điệp tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để tạo nên sự khác biệt tốt về thái độ đối với người dân và doanh nghiệp trên tinh thần tôn trọng, phục vụ.

Thông tin về việc Thành phố đã và đang thành lập các ban chỉ đạo những đề án rất thiết thực (triển khai xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước; triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội sang tự chủ tài chính…), Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất đồng bộ, bài bản, Ban Cán sự UBND Thành phố cùng với các Ban Đảng, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã làm tốt các đề án mang tính then chốt đó chắc chắn sẽ giải phóng được nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kinh tế.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm vừa phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025. Đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội dự và chỉ đạo hội nghị.
Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ tổ chức Kỳ họp thứ 19, khoá VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung: Thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận; xem xét, phê chuẩn Quyết toán ngân sách quận năm 2024.
“Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Bình dân học vụ số”: Nền tảng cho sự phát triển

“Bình dân học vụ số” là bước tiến quan trọng nhằm giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.
Chương Mỹ thông qua nghị quyết thành lập 1 phường và 5 xã

Chương Mỹ thông qua nghị quyết thành lập 1 phường và 5 xã

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Chương Mỹ họp, quyết nghị thông qua chủ trương thành lập, nơi đặt trụ sở phường Chương Mỹ và 5 xã: Phú Nghĩa, Xuân Mai, Trần Phú, Hòa Phú, Quảng Bị.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhiều lần nhận tiền của lãnh đạo Công ty Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương nhiều lần nhận tiền của lãnh đạo Công ty Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam

Ngày 24/4, phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng và 11 người khác tiếp tục với phần tranh luận. Trong phần đối đáp của mình, đại diện Viện Kiểm sát đã nhắc đến việc cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nhận tổng cộng 1,5 tỷ đồng từ doanh nghiệp và được doanh nghiệp biếu rượu, yến sào... để ưu đãi chính sách.
Bế mạc Giải bóng đá truyền thống CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Bế mạc Giải bóng đá truyền thống CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Sau 10 ngày thi đấu sôi nổi, hào hứng, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 đã chính thức khép lại.
Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Sách - Hành trang pháp lý”. Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia uy tín; không chỉ lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật mà còn khẳng định vai trò của sách trong hành trình bảo vệ công lý.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động