Tăng cường kỹ năng giải quyết tình huống cho giáo viên mầm non
![]() | Mạnh dạn đề xuất nhiều chương trình hay |
![]() | Giáo viên đã ký hợp đồng trên 5 năm sẽ được xét tuyển công chức, viên chức |
![]() | Chuyến xe đặc biệt của bà giáo ở Long Biên |
Bài toán giảm áp lực cho giáo viên
Trao đổi tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Bá Minh (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT) cho biết: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ và thẩm mỹ của trẻ để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Đây là lứa tuổi đang hình thành nền tảng đầu tiên của nhân cách, vì vậy khi chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên mầm non cần phải am hiểu sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non, biết tận dụng tình huống, coi tình huống sư phạm là nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục trẻ.
![]() |
Toàn cảnh buổi tập huấn |
Hiện nay, bên cạnh những giáo viên có kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm một cách phù hợp và hiệu quả thì vẫn còn những giáo viên lúng túng trong cách ứng xử, thiếu kỹ năng giải quyết tình huống phù hợp hoặc lạm dụng uy quyền để trấn áp trẻ, dẫn đến những phản ứng ngược từ phía trẻ, gia đình và xã hội.
Nhận định kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng bạo hành trẻ, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc giáo dục các cháu, theo ông Nguyễn Bá Minh, muốn giảm áp lực cho giáo viên, Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp với Bộ Nội vụ, các địa phương từng bước hỗ trợ bố trí đủ giáo viên theo quy định. Đồng thời, nâng cao năng lực cho giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ cũng là một cách nhằm giảm áp lực cho giáo viên.
“Trong mọi tình huống, nếu giáo viên có nghiệp vụ tốt thì sẽ không tạo áp lực trong công việc nhưng nếu giáo viên không có kỹ năng giải quyết tình huống sẽ tạo nên những áp lực rất lớn đối với giáo viên và đối với trẻ - đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ” - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non chia sẻ.
Ông Nguyễn Bá Minh cũng cho biết, hiện nay do khó có thể tổ chức tập huấn đến từng giáo viên cho nên chủ trương của Bộ GD&ĐT là tài liệu hóa những hướng dẫn của Bộ, đẩy mạnh cung cấp dữ liệu trên mạng, E-learning cho giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Bá Minh cũng nhấn mạnh tới sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, bởi nếu không có sự phối hợp tốt giữa cha mẹ trẻ và nhà trường, không có sự thống nhất về nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục thì rất khó nâng cao chất lượng chăm sóc các cháu.
Tập huấn giáo viên ở tất cả các loại hình
Chia sẻ về việc quản lý, tập huấn giáo viên mầm non, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non thông tin, việc tập huấn tăng cường năng lực cho giáo viên mầm non được triển khai ở tất cả các loại hình, từ các trường công lập, ngoài công lập cho đến các cơ sở nhóm lớp độc lập tư thục.
![]() |
Ông Nguyễn Bá Minh (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non) trao đổi tại tập huấn |
Bộ GD&ĐT cũng có những chương trình hỗ trợ riêng cho đội ngũ giáo viên, quản lý trường tư thục như Đề án 404 của Thủ tướng về hỗ trợ, phát triển nhóm lớp độc lập, tư chục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020.
Phòng GD&ĐT phải có trách nhiệm triển khai các khóa tập huấn ở địa phương, mời đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non công lập, ngoài công lập và nhóm lớp độc lập tham dự các khóa tập huấn về hướng dẫn giáo viên xử lý các tình huống sư phạm thường gặp trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
“Cách tốt nhất để giảm áp lực, sai sót là nâng cao năng lực của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô có chế độ làm việc ổn định, thoải mái” - ông Nguyễn Bá Minh nhận định.
Trả lời về công tác giám sát việc tăng cường kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là ban hành các quy định và hướng dẫn, đốc thúc địa phương tiếp cận với những văn bản này, trách nhiệm của địa phương là kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đúng quy định.
Nếu cơ sở hay cá nhân thực hiện không đúng thì người quản lý nhà nước trực tiếp (đối với trường mầm non là Chủ tịch UBND quận/huyện, đối với cơ sở nhóm lớp độc lập tư thục là Chủ tịch phường/xã) phải chịu trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia
Tin khác

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới
Giáo dục 09/05/2025 17:39

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định
Giáo dục 08/05/2025 21:25

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp
Giáo dục 08/05/2025 21:18

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh
Giáo dục 08/05/2025 20:02

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn
Giáo dục 08/05/2025 17:38

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân
Giáo dục 08/05/2025 12:50

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 08/05/2025 10:39

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số
Giáo dục 08/05/2025 06:01

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh
Giáo dục 07/05/2025 19:11

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 07/05/2025 13:56