-->

Tăng cường đối thoại, đưa chính sách bảo hiểm đến với người lao động

Nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, gắn kết với doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đối thoại để đưa chủ trương, chính sách đến với các doanh nghiệp và người lao động một cách trực tiếp, hiệu quả nhất.
Những điểm mới quan trọng trong Luật BHXH (sửa đổi) liên quan đến quyền lợi của người lao động Một bệnh nhân được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả gần 700 triệu đồng/đợt điều trị Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Sau 1,5 năm làm việc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, đầu tháng 6/2024, chị Hồ Thị Hiền (sinh năm 1996) quyết định nghỉ việc để kinh doanh. Khi đến BHXH tỉnh hoàn tất các thủ tục liên quan đến thời gian tham gia BHXH bắt buộc, chị Hiền đã gặp cán bộ tư vấn BHXH để đăng ký tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng 891.000 đồng/tháng, thời gian đóng từ ngày 16/6/2024.

Chia sẻ về lý do tham gia BHXH tự nguyện, chị Hiền cho biết: “Năm 2023 khi đang còn làm việc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, tôi được tham gia buổi đối thoại về các chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT nên đã hiểu về các lợi ích khi tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện nếu như không còn làm việc ở doanh nghiệp nên tôi quyết định tham gia ngay sau khi nghỉ việc. Tôi cũng vận động em gái tham gia để sau này hết tuổi lao động vẫn có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng từ lương hưu”.

Cũng như chị Hiền, tại Nhà máy may Vinatex Hương Trà, sau cuộc đối thoại giữa BHXH tỉnh và người lao động với chủ đề “Những thiệt thòi khi người lao động nhận BHXH một lần”, nhiều người lao động đã thay đổi ý định nhận BHXH một lần và tiếp tục làm việc, tham gia BHXH để sau này hưởng lương hưu.

Chị Ngọc Hà, công nhân may cho biết: “Sau khi nghe cán bộ BHXH tỉnh phân tích việc nhận BHXH một lần có thể dẫn đến những thiệt thòi về quyền lợi trước mắt và cả lâu dài; quyền lợi chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản… tôi và các đồng nghiệp đã từ bỏ ý định nhận BHXH một lần, tiếp tục tham gia BHXH để sau này nhận lương hưu và các quyền lợi khác”.

Tăng cường đối thoại, đưa chính sách bảo hiểm đến với người lao động
Tại Chương trình đối thoại do Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, đại diện cơ quan BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông tin tới người lao động về chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Từ thực tế công việc, ông Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MSV (Khu Công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ, sau khi được cơ quan BHXH thông tin về thực trạng người lao động hưởng BHXH một lần hiện nay, bản thân ông cùng người lao động tại công ty nhận thấy được tính nhân văn của chính sách BHXH; đa phần lao động hưởng BHXH một lần là do nhu cầu tài chính sau khi nghỉ việc. Người lao động bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học, trang trải nợ nần...

Theo ông Hoàng, để giảm thiểu tình trạng người lao động xin rút BHXH một lần, các cấp và các ngành cần có các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của lao động. Đặc biệt, việc tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu khi thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm theo Luật BHXH (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sẽ giúp lao động tiếp tục tham gia BHXH.

"Hiện, Công ty MSV đang truyền thông cung cấp thông tin về Luật BHXH (sửa đổi), phân tích lợi - hại của việc rút BHXH một lần nhằm giúp người lao động nhận thức một cách đầy đủ nhất về chính sách… từ đó tiếp tục tham gia BHXH, ở lại hệ thống an sinh khi nghỉ việc hoặc chuyển việc sang đơn vị khác", ông Hoàng cho biết thêm.

Với mong muốn chuyển tải thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến người lao động đúng, đủ, kịp thời nhất, 6 tháng đầu năm 2024, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 57 hội nghị khách hàng để tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, đồng thời tổ chức 7 hội nghị đối thoại cho hơn 2.000 người lao động tại các khu, cụm công nghiệp về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.

Cùng đó, BHXH tỉnh cũng tham gia chương trình đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với hơn 500 người lao động trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên cho hơn 1.400 sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ... Trong đó, các nội dung tuyên truyền tập trung vào vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH, BHYT, về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, truyền thông để người lao động hạn chế tình trạng nhận BHXH một lần, về Luật BHXH (sửa đổi), chi trả các chế độ BHXH không dùng tiền mặt…

Song song với công tác đối thoại, việc phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN cũng được cơ quan BHXH triển khai ngay từ đầu năm với nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ như: Xây dựng kế hoạch; giao chỉ tiêu phát triển người tham gia và thu BHXH, BHYT, BHTN cho các đơn vị; tăng cường làm việc với các đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia, tham gia chưa đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động để rà soát, phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, BHYT tự đóng bằng nhiều hình thức.

Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cũng tích cực truyền thông bằng hình thức đối thoại trực tiếp với người lao động và người dân mang lại hiệu quả tích cực. Thông qua đối thoại trực tiếp, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn được nghe ý kiến phản hồi của người lao động, người dân; biết được tâm tư, nguyện vọng của họ trong việc được hưởng các quyền và lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT. Đặc biệt, với mỗi cuộc đối thoại, cơ quan BHXH đều biên soạn những nội dung cơ bản nhất, cần thiết theo từng nhóm đối tượng muốn truyền đạt, qua đó đạt được hiệu quả tích cực.

Kết quả, trong 6 tháng, số người tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh là 127.287 người (đạt 91,86%), số người tham gia BHXH tự nguyện là 18.234 người (đạt 54,02%), số người tham gia BHTN là 118.945 người (đạt 91,65%) và số người tham gia BHYT là 1.160.037 người (đạt 99,15%) so với kế hoạch giao.

Hiện nay, hệ thống BHXH đang được hoàn thiện theo hướng “linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế”; tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí; điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững... Vì vậy, tuyên truyền, đối thoại để người lao động hiểu và yên tâm công tác là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan BHXH nhằm gia tăng số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đồng thời hạn chế tình trạng rút BHXH một lần. Và để chính sách BHXH, BHYT đến với người dân nói chung, người lao động nói riêng, thời gian tới, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT để cán bộ, đảng viên và nhân dân, các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXH, BHYT.

N.Hà - B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ban hành Kế hoạch số 47-KH/BCĐ về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp và thị trường.
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tin khác

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tham gia mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì hệ thống BHYT công bằng, minh bạch và bền vững.
Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Trợ cấp thất nghiệp là một trong số những chế độ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ, bù đắp một phần chi phí cho người lao động trong thời gian bị mất việc làm.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những dịp lễ dài ngày trong năm. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp có chế độ thưởng cho nhân viên trong các ngày lễ quan trọng.
Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Theo quy định, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10/3 âm lịch. Nếu người lao động đi làm vào ngày này sẽ được trả ít nhất 300% so với tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Trong bối cảnh giá bất động sản liên tục gia tăng kéo theo chỉ số tiêu dùng tăng, việc Chính phủ đẩy nhanh phát triển thị trường nhà ở xã hội để hiện thực hóa mục tiêu người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có chỗ để an cư là chính sách nhân văn. Với các địa phương khác, những quy định liên quan đến tiêu chí thu nhập không vấn đề, song đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh áp dụng như hiện tại người lao động rất khó mua được nhà, nên chăng cần phải có những quy định đặc thù.
Xem thêm
Phiên bản di động