Tác động của dịch Covid-19 đối với báo chí
“Báo chí Mỹ đối mặt với khủng hoảng ở mức độ tuyệt chủng trong dịch Covid-19” là tựa đề của tờ Guardian. Tờ báo này mô tả, Covid-19 sẽ kết liễu hàng trăm tờ báo in và đẩy ra đường hàng chục ngàn phóng viên, nhân viên. The Plain Dealer, một tờ báo hàng ngày ở Cleveland (Ohio), đã sa thải 22 nhân viên phòng tin tức, bao gồm cả phóng viên y tế.
Tờ báo Tampa Bay Times lớn nhất Florida, đã chuyển sang ấn bản in 2 lần một tuần sau khi mất 1 triệu USD quảng cáo do Covid-19. Tờ Pittsburgh Current hiện chỉ còn phiên bản online… Ông Penny Abernathy, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí và kinh tế truyền thông kỹ thuật số tại Đại học Bắc Carolina dự đoán, hàng trăm tờ báo và trang web sẽ đóng cửa.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo BuzzFeed News, thực tế không thể chối bỏ là nhiều tờ báo, nhất là các tờ báo địa phương, sống dựa vào doanh thu quảng cáo từ doanh nghiệp, tuy nhiên, do tác động của đại dịch, rất nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa. Theo nhận định của BuzzFeed News, tác động ấy thậm chí còn khủng khiếp, tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008.
Cũng theo ước lượng của BuzzFeed News, trong đại dịch này, nhiều tờ báo sụt giảm khoảng 19% doanh thu. Còn theo tính toán của công ty khảo sát eMarketer, doanh thu từ quảng cáo của ngành báo chí toàn cầu sụt giảm ít nhất 3% trong thời gian đại dịch vừa qua.
Tại Australia, Cơ quan thông tấn nước này (AAP) cũng thông báo sẽ đóng cửa vào tháng 6 năm nay sau 85 năm tồn tại. Ngày 31/3, News Corp Australia thông báo 60 tờ báo in địa phương thuộc Tập đoàn sẽ ngừng phát hành từ ngày 9/4. “Việc tạm ngừng phát hành là bắt buộc bởi doanh thu quảng cáo đang lao dốc.
Nguyên nhân chính xuất phát từ việc các hoạt động bán đấu giá bất động sản, xem nhà trước khi mua, các sự kiện, hoạt động ăn uống, vui chơi đều bị đóng cửa trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Quảng cáo trên báo in được dự báo sẽ chứng kiến doanh thu giảm xuống còn 798 triệu AUD (đô la Úc) năm 2020, so với mức 1,63 tỷ AUD năm 2017”, Chủ tịch News Corp Australia Michael Miller cho biết.
Nhiều tờ báo in tại khu vực châu Á cũng phải tạm ngừng hoạt động bởi các lệnh phong toả, cách ly và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Đây chính là “cú đấm” khốc liệt với các tờ báo truyền thống, vốn đang phải đối diện với nhiều khó khăn trong thời gian qua.
Tại Ấn Độ, thị trường báo in quy mô hàng đầu thế giới, nhiều toà nhà tại các thành phố lớn ngừng nhận báo giấy. Những người đưa báo không còn phương tiện công cộng để đi lại giữa các khu vực, trong khi người đọc cũng lo ngại có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các bề mặt như báo giấy. Trong khi đó, ở Philippines, 2 công ty truyền thông quốc gia là Malaya Business Insight và Manila Standard Today đã quyết định tạm ngừng hoạt động in báo.
![]() |
Những tờ báo này hiện sẽ đăng tin trên website và qua nền tảng mạng xã hội, khiến doanh thu quảng cáo vốn đã “ít ỏi” lại càng sa sút. Tại Trung Quốc, Xinchao Media đã phải sa thải 500 trong số 4.500 nhân viên của mình.
Tại Việt Nam cũng vậy, gần như cả ngành báo chí đều lâm vào cảnh lao đao khi Covid-19 hoành hành. Hai nguồn thu chính của các cơ quan báo chí là quảng cáo và phát hành đều suy giảm trầm trọng, nguồn tích lũy (nếu có) đã cạn kiệt, các hình thức kinh doanh khác như tổ chức sự kiện, xuất bản đặc san… cũng không thực hiện được.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, nguồn thu chính của báo chí là từ quảng cáo và phát hành, nhưng do tác động của Covid-19 nên các nguồn này đều suy giảm. “Hơn 20.000 nhà báo, gần 45.000 người lao động của các cơ quan báo chí đang bị ảnh hưởng. Có lẽ ảnh hưởng này không kém gì ngành du lịch, giao thông trong đại dịch”, Bộ trưởng Hùng nhận định.
Tại Diễn đàn “Kinh tế báo chí - Nhìn từ đại dịch Covid -19” do báo Nhà báo & Công luận tổ chức TS Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, đại dịch này đã tạo ra một tác động tiêu cực lớn chưa từng thấy từ trước đến nay. Không chỉ đơn thuần như những lần khó khăn trước đây khi chỉ tập chung vào mặt kinh tế thì hiện nay còn nan giải ở cả vấn đề đầu vào và đầu ra, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm báo chí.
Không chỉ báo in, các thể loại khác như báo hình, báo nói, báo điện tử cũng đều chịu chung tác động. Có thể kể đến như không bán được báo khiến doanh thu giảm, doanh nghiệp khó khăn dẫn đến doanh thu quảng cáo cũng mất một số lượng lớn. Tuy nhiên, các tòa soạn vẫn phải trả lương, nhuận bút cho lực lượng nhân sự tác nghiệp liên tục mỗi ngày. Đây cũng đang là bài toán nan giải của rất nhiều Tổng Biên tập các cơ quan báo chí.
Cùng nhận định, Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay Lưu Quang Định chia sẻ đơn vị của mình cũng đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Đây giống như “một tiếng sét đánh giữa trời quang” mà không ai có thể hình dung được. Chỉ tính riêng trong quý I/2020, doanh thu của báo đã giảm tới 30%.
Trong bối cảnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trong và sau Covid-19.
Cụ thể, về hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch và khắc phục khó khăn do tác động của Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất có gói hỗ trợ cấp bách của ngân sách trung ương năm 2020 để giao nhiệm vụ, đặt hàng cho các cơ quan báo chí tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và cơ quan báo chí tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
Trong đó, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ cấp bách về tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và tình hình khắc phục tác động tiêu cực của Covid-19, tình hình phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội sau đại dịch; hỗ trợ các cơ quan báo chí duy trì hoạt động thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu cho xã hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị Chính phủ cho phóng viên, lao động cơ quan báo chí trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống dịch vào diện người lao động tham gia phòng, chống dịch và được hưởng một số chế độ đặc thù theo Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.
Với các đài phát thanh, truyền hình hiện nay đang được ngân sách nhà nước cấp, Bộ đề nghị cho các đơn vị này gia hạn thời gian thực hiện tự chủ chi thường xuyên sang năm 2022, thay vì năm 2020 như quy định trong quy hoạch báo chí. Đồng thời, kiến nghị cho phép các cơ quan báo chí được sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hiện có của đơn vị để chi cho một số hoạt động phục vụ công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trong cơ quan, mua sắm trang thiết bị phục vụ tác nghiệp của phóng viên, bổ sung thu nhập đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ, phóng viên trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân

Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) mùa vải 2025

Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2025

Giải cứu nhóm người đi lạc trong đêm trên núi Hàm Lợn, Sóc Sơn

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất
Tin khác

“Lời hứa” và những con số biết nói
Thời sự 15/05/2025 11:01

Kỳ vọng xã mới
Bình luận 14/05/2025 12:17

“Giải phóng” kinh tế tư nhân
Bình luận 08/05/2025 10:31

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống
Bình luận 07/05/2025 11:52

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới
Bình luận 30/04/2025 06:19

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!
Bình luận 30/04/2025 06:02

Tự hào quá Việt Nam ơi!
Bình luận 28/04/2025 12:43

Những ngôi trường đậm tính nhân văn
Bình luận 22/04/2025 06:43

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21