Tầng ozone bảo vệ Trái Đất đối mặt với mối đe dọa mới
Quốc gia quanh năm phải lo lắng về số lượng rác nhập khẩu | |
Rác thải gây ô nhiễm môi trường | |
Tăng cường trồng cây để bảo vệ môi trường |
Ảnh minh họa. (Nguồn: news.com.au) |
Theo một nghiên cứu đăng tải ngày 27/6 trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học đã phát hiện trong tầng bình lưu các lớp hợp chất dichloromethane, hiện không nằm trong danh sách cấm của Nghị định thư Montreal.
Các lớp dichloromethane này đang tăng nhanh chóng và có thể làm chậm quá trình hồi phục của tầng ozone.
Mặc dù hiện vẫn chưa tới mức đáng báo động, song ảnh hưởng của dichloromethan lên tầng ozone đã được ghi nhận là tăng rõ rệt trong những năm gần đây.
Các nhà khoa học nhận định sự phát triển của dichloromethane sẽ đảo ngược một phần tiến triển đạt được nhờ Nghị định thư Montreal.
Nghiên cứu mới nhằm xác định mức độ tác hại của dichloromethan, thường được sử dụng như một dung môi trong các chất tẩy sơn, chất tẩy nhờn, cũng như dùng để khử chất caffein trong càphê.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nồng độ dichloromethane ở tầng bình lưu đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2004. Nếu tốc độ này không bị chặn lại, sự tồn tại của dichloromethane có thể khiến tiến trình phục hồi tầng ozone tại Nam Cực, nơi mà tầng bảo vệ này suy yếu nhất, kéo dài thêm hơn 1 thập kỷ nữa.
Giới chuyên gia nhấn mạnh nghiên cứu trên cho thấy nhu cầu cấp thiết phải sớm hành động để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc và tái khẳng định việc bảo vệ tầng ozone của Trái Đất là "một thách thức chính trị và công nghiệp khó khăn hơn nhiều so với những suy đoán trước đó."
Tầng ozone nằm trong tầng bình lưu ở cách bề mặt Trái Đất 10-50 km, làm nhiệm vụ lọc ánh sáng tia cực tím có hại có thể gây ung thư và gây thiệt hại cho mùa màng.
Nghị định thư Montreal 1987 cấm sản xuất chlorofluorocarbons (CFC) trong tủ lạnh, bình xịt hơi, máy điều hòa không khí và các tấm bọt cách nhiệt sau khi xác định CFC là tác nhân gây ra hiện tượng gọi là "lỗ hổng" tầng ozone.
CFC được thay thế bằng hydrofluorocarbons (HFC) vào những năm 1990, một chất an toàn cho tầng ozone nhưng vẫn gây hiệu ứng giữ nhiệt cao trong khí quyển, góp phần thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.
Một phiên bản sửa đổi của Nghị định thư Montreal với cập nhật loại bỏ HFC đã được ký kết tại Kigali (Rwanda) vào tháng 2 vừa qua./.
Theo Vietnam+
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Môi trường 03/02/2025 06:30
Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc
Môi trường 02/02/2025 12:00
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét
Môi trường 02/02/2025 06:00
Dự báo thời tiết ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ: Có mưa phùn, nhiệt độ tăng
Môi trường 01/02/2025 06:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 3 Tết: Trời nắng, nền nhiệt tăng nhẹ
Môi trường 31/01/2025 06:13
Giữ gìn những “lá phổi xanh”
Môi trường 30/01/2025 16:58
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 2 Tết: Trời rét, không mưa
Môi trường 30/01/2025 06:39
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 1 Tết: Nắng hanh, đêm và sáng trời rét đậm
Môi trường 29/01/2025 06:17
Dự báo thời tiết đêm giao thừa trời rét đậm
Môi trường 28/01/2025 23:20
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm
Môi trường 28/01/2025 05:46