Suy nghĩ kỹ hơn… trước khi cập bến
Lao động trẻ “nhảy việc” vì thiếu định hướng nghề nghiệp | |
Nhiều rủi ro khi nhảy việc | |
“Nhảy việc” câu chuyện cũ mà mới |
Muôn vàn lý do nhảy việc
Theo kết quả khảo sát của JobStreet.com, mạng quảng cáo việc làm số 1 trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ người lao động có nhu cầu thay đổi việc làm sau Tết thường ở mức 66%. Trong đó, chiếm phần lớn là lao động trẻ. Đây là những đối tượng ham học hỏi và thích có môi trường làm việc năng động, phù hợp với sở trường của bản thân và chế độ lương, thưởng cao.
Lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong chươnng trình Ngày hội việc làm do báo Lao động Thủ đô tổ chức |
Sau một năm nỗ lực làm việc, hoàn thành công việc được giao, song anh Trần Văn An (sinh năm 1993) quê ở Nghệ An hiện đang là một nhân viên công nghệ thông tin ở quận Hà Đông vẫn quyết định đầu năm nay chuyển sang công ty mới. Anh An cho biết, mức lương của anh ở công ty cũ khá thấp, không xứng đáng với nỗ lực mà anh bỏ ra, điều quan trọng là nơi làm việc không đủ hấp dẫn giữ chân lao động.
“Môi trường ở công ty cũ quá gò bó. Công việc lặp đi lặp lại một cách nhàm chán như chính con đường mà tôi đang đi mấy năm nay vậy. Tôi muốn được thử sức ở một môi trường làm việc khác mới mẻ hơn”, anh An chia sẻ.
Dưới góc độ nhà tuyển dụng, đa số đều cho rằng người trẻ có thể chuyển việc, nhưng nếu chuyển quá nhiều công việc trong 1 thời gian ngắn, họ không đánh giá cao ứng viên đó cho vị trí công việc tiếp theo. Do đó, lao động trẻ cần lưu ý "nhảy việc"có thể mở rộng con đường thăng tiến nhưng hết sức cẩn trọng vì nó là con dao hai lưỡi. Nếu không xác định rõ mục tiêu, thì có nhảy việc nhiều lần cũng vẫn phải bắt đầu lại với mức lương khởi điểm. Theo các chuyên gia nhân sự, đầu năm là thời điểm có nhiều cơ hội để người lao động tìm được công việc mới đúng như mong muốn. Thực tế là sau Tết, các công ty cần một lượng lớn nhân sự để thay thế những người nghỉ việc vào cuối năm trước hoặc tuyển mới hàng loạt vị trí để đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. |
Được đánh giá có năng lực, đóng góp nhiều sáng kiến gia tăng doanh thu cho cơ quan, tuy nhiên anh Dũng, sinh năm 1981, Trưởng phòng một ngân hàng thương mại trên đường LángHạ (Đống Đa) vẫn quyết định rời bỏ công việc đến với một công ty khác. Anh Dũng cho hay:“Có lẽ với độ tuổi của mình, nhảy việc là khá mạo hiểm.
Áp lực tâm lý quá nặng nề khiến mình dành trọn cả 2,3 tháng trước Tết suy nghĩ để có thể đưa ra quyết định này”. Anh Dũng nhận định, công việc mới, chuyên môn khác có thể không mang lại thu nhập cao hơn, song môi trường làm việc mới sẽ khiến anh cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn. Anh Dũng nói: “ Mặc dù sẽ có khó khăn nhất định, nhưng tôi nghĩ đó là điều mình nên làm”.
Tính toán khá kỹ lưỡng trước khi nghỉ việc, chị Bùi Thị Chinh (Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy) vừa trải qua quãng thời gian thử việc ở một công ty bất động sản. Mặc dù đang trong thời gian được hưởng lương như một nhân viên chính thức nhưng chị Chinh đã lên kế hoạch nghỉ việc sau Tết.
Nói về ý định của mình, chị Chinh tâm sự: “Môi trường làm việc ở công ty tôi khá tốt, lương cơ bản ổn so với mặt bằng chung. Nhưng tôi là một người có cá tính mạnh, việc công ty chỉ tôn trọng ý kiến của những người có thâm niên, chưa coi trọng đóng góp của lao động mới khiến tôi không hài lòng. Do đó, tôi dự định ra Tết một tháng sẽ nghỉ việc vì đợi xem thưởng Tết của công ty, mặt khác khoảng tháng 2 thời gian làm việc khá ít nhưng vẫn được hưởng nguyên lương, nhiều lao động được lợi”.
Ngoài những lý do được nêu trên còn có vô vàn lý do khác để người lao động lựa chọn nhảy việc sau Tết như: Mức sống ở thành phố quá cao, số lương hiện tại không đủ trang trải; không có cơ hội thăng tiến trong công việc; không phát huy được hết năng lực của mình; không được đánh giá cao hay muốn trở về quê xây dựng sự nghiệp, phục vụ quê hương sau khi đã tích lũy đủ vốn liếng và kinh nghiệm…
Cẩn thận với quyết định của mình
Dù chưa phải là hiện tượng “chảy máu chất xám” đáng báo động nhưng tình trạng người lao động thay đổi công việc sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán đã trở thành một xu thế bất biến trong thị trường lao động tại các địa phương mà đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên bất ngờ rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực ngay sau khi triển khai công việc trong đầu năm mới ở mức báo động. Việc giữ chân lao động trở thành bài toán nan giải đối với người sử dụng lao động.
Để tránh tình trạng lao động nhảy việc sau Tết, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, các doanh nghiệp đã đưa ra những giải pháp khác nhau để giữ chân người lao động. Chị Phương Thị Hường, trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Deasung Việt Nam cho biết: “Nắm bắt được tâm lý của người lao động, công ty tôi luôn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, liên tục đổi mới và có những chế độ đãi ngộ tốt đối với nhân viên.
Hằng năm công ty đều tổ chức tặng quà, thưởng tiền Tết Tây, Tết Ta khá hậu hĩnh, có cả tháng lương thứ 13 và thưởng thêm cho những nhân viên có thành tích tốt. Ngoài ra, để đề phòng ngay từ đầu, trong hợp đồng lao động ký kết với nhân viên, công ty luôn có điều khoản đề nghị nếu muốn nghỉ việc phải thông báo trước ít nhất 45 ngày. Trong các khoản thưởng Tết, công ty thường sẽ trao cho công nhân một nửa số tiền còn một nửa đợi qua Tết làm việc ổn định lại sẽ trao nốt”.
Không chỉ công ty Deasung, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động giữ chân người lao động bằng nhiều hình thức phúc lợi như chăm lo Tết chu đáo, hỗ trợ xe đưa đón… nên tình trạng lao động bỏ việc, không trở lại sau Tết đã có phần giảm bớt. Đa số những đơn vị nào chăm lo tốt cho người lao động thì sau Tết số lượng người quay trở lại làm việc theo đúng lịch hẹn khá đông. Số lao động tuyển mới của doanh nghiệp trong đầu năm mới đều hướng tới công việc ổn định, lâu dài.
Theo một nhân viên lâu năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn việc làm nhận định, thay đổi môi trường làm việc, "nhảy việc" là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi mối quan tâm lớn nhất của người lao động là quyền lợi, thu nhập và khả năng thăng tiến. Điều này sẽ tạo ra sự xáo trộn không nhỏ trong thị trường lao động. Dù vậy, đối với những lao động trẻ, mới bắt đầu sự nghiệp, thay đổi công việc một cách hợp lý sẽ giúp họ gặt hái được thành công.
Dưới góc độ nhà tuyển dụng, đa số đều cho rằng người trẻ có thể chuyển việc, nhưng nếu chuyển quá nhiều công việc trong 1 thời gian ngắn, họ không đánh giá cao ứng viên đó cho vị trí công việc tiếp theo. Do đó, lao động trẻ cần lưu ý "nhảy việc"có thể mở rộng con đường thăng tiến nhưng hết sức cẩn trọng vì nó là con dao hai lưỡi. Nếu không xác định rõ mục tiêu, thì có nhảy việc nhiều lần cũng vẫn phải bắt đầu lại với mức lương khởi điểm.
Theo các chuyên gia nhân sự, đầu năm là thời điểm có nhiều cơ hội để người lao động tìm được công việc mới đúng như mong muốn. Thực tế là sau Tết, các công ty cần một lượng lớn nhân sự để thay thế những người nghỉ việc vào cuối năm trước hoặc tuyển mới hàng loạt vị trí để đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh giữa các ứng viên trong cùng một vị trí sẽ khốc liệt hơn. Đối tượng cạnh tranh ngoài những người mất việc trước Tết còn có sinh viên vừa ra trường và người có ý định “nhảy việc”. Do đó, để tránh rơi vào cảnh thất nghiệp, người lao động cần cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ trước khi nộp đơn xin nghỉ việc ở công ty hiện tại.
Mộc Thanh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Việc làm 02/02/2025 21:10
Giải bài toán nguồn nhân lực
Việc làm 30/01/2025 09:16
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50