-->

Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”

Sáng 5/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Đây là một trong các dự án luật được xem xét sửa đổi nhằm phục vụ cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình của Chính phủ cho biết, dự thảo Luật gồm 5 chương, 35 điều, so với Luật hiện hành đã giảm 2 chương, 15 điều.

Việc giảm số lượng chương, điều so với Luật hiện hành để thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về yêu cầu xây dựng pháp luật theo hướng nguyên tắc, đúng thẩm quyền của Quốc hội. Theo đó, Luật chỉ quy định những nội dung cơ bản, quan trọng, có tính nguyên tắc để bảo đảm tính ổn định lâu dài, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, việc xây dựng Luật nhằm quán triệt các chủ trương của Đảng, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ để khắc phục các vướng mắc, bất cập và đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, xây dựng Chính phủ số trong tình hình mới.

Dự thảo Luật đã hoàn thiện các quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước ở Trung ương (Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Quốc hội

Trong đó, dự thảo Luật đã bổ sung thêm 2 điều mới để xác định trách nhiệm của Chính phủ, làm rõ mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Đồng thời hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và mối quan hệ giữa các cơ quan của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo công tác của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ; bảo đảm nguyên tắc không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách thành viên Chính phủ với các ngành, lĩnh vực được phân công quản lý...

Tiếp tục hoàn thiện quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày tóm tắt Báo cáo thẩm tra cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ với các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng tán thành với quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Điều 7 của dự thảo Luật. Để xử lý các nội dung còn giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã bổ sung quy định về những nội dung cần được quy định bằng luật.

Sửa Luật Tổ chức Chính phủ: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về “phân cấp”, “ủy quyền”
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với nội dung về phân cấp trong dự thảo Luật nhằm thể chế hóa kết luận của Bộ Chính trị tại Công văn số 13078-CV/VPTW ngày 14/1/2025, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu, kiểm soát quyền lực chặt chẽ”.

Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về “phân cấp”, “ủy quyền” tại dự thảo Luật, đồng thời, làm rõ chủ thể được phân cấp, cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan được phân cấp để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).

Khi thực hiện phân cấp phải bảo đảm đồng bộ giữa phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn với phân cấp về giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan được phân cấp chủ động trong giải quyết công việc, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính gắn với tăng cường trách nhiệm của các cơ quan và nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đáng chú ý, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị làm rõ về việc cơ quan nhận phân cấp có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước cấp dưới hay không? Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tham gia thẩm tra đề nghị cân nhắc không nên quy định phân cấp tiếp để bảo đảm gắn việc phân cấp với các điều kiện, nguồn lực cần thiết và xác định rõ trách nhiệm của cơ quan được phân cấp, tránh tạo thêm khâu trung gian trong quá trình tổ chức thực hiện...

Sau khi nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật. Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan đã chuẩn bị khá tốt các nội dung trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, việc sửa luật phải đảm bảo chặt chẽ, tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với các luật hiện hành, đảm bảo quy trình rút gọn...

Phát biểu tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết thêm, Bộ Nội vụ đã xây dựng, chuẩn bị sẵn 3 dự thảo nghị định khung, quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và huyện. Vì vậy, sau khi Quốc hội thông qua các dự thảo luật, ngay chiều cùng ngày, Thủ tướng sẽ ký ban hành các nghị định để vận hành cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Nghị quyết của Quốc hội. “Quốc hội bế mạc thì Chính phủ sẽ công bố cơ cấu tổ chức Chính phủ và không để khoảng trống pháp lý nào cả”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Xác định Công đoàn cơ sở (CĐCS) là "cánh tay nối dài" của tổ chức Công đoàn, là cầu nối trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng đã chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan để đẩy mạnh công tác vận động, thuyết phục thành lập CĐCS tại các doanh nghiệp, đơn vị.
Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ, Công đoàn Trường THCS Đông Sơn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Ngày 15/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm các cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam. Trong đó có các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn, cựu Tổng Giám đốc; Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh, cùng là cựu thành viên Hội đồng thành viên; Đặng Văn Tới, cựu Kế toán trưởng và 4 bị cáo khác.

Tin khác

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí  vẫn là quan ngại lớn của người dân

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân

Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2024 (Chỉ số PAPI 2024), với nhiều kết quả đáng quan tâm.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong 2 ngày 14-15/4/2025.
Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Ngày 14/4/1975: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh"

Cách đây tròn 50 năm, ngày 14/4/1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch Bức điện lịch sử với nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét, quyết định 42 nhóm nội dung, bao gồm: 24 nhóm nội dung về công tác lập Hiến, lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo TTXVN, sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động