-->

Sửa luật để kiểm soát tốt hơn an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Bộ Y tế đang đề nghị sửa đổi toàn diện Luật An toàn thực phẩm (ATTP), với nhiều nhóm chính sách mới, nhằm hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này, khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong quá trình thi hành luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Bộ Y tế: Kiên quyết không mua hàng của các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm Người đứng đầu chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

Kiểm soát ATTP còn nhiều khó khăn

Bộ Y tế cho biết, trong giai đoạn từ 2011 đến nay, để quản lý ATTP, đã có trên 250 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP chưa đồng bộ, chưa cập nhật kịp thời, gây khó khăn, tạo lỗ hổng trong quản lý.

Việc phân công, phân cấp cho nhiều bộ, ngành song song với Ủy ban nhân dân các cấp cùng quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dẫn đến chồng chéo trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát. Việc kiểm soát an toàn và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn do nguồn gốc thực phẩm đa dạng.

Sửa luật để kiểm soát tốt hơn an toàn thực phẩm
Bộ Y tế cho rằng, cần sửa Luật ATTP để kiểm soát ATTP tốt hơn. (Ảnh minh họa: HL)

“Chương trình giám sát ATTP còn chưa thực hiện bài bản nên việc đánh giá rủi ro về ATTP trong quản lý còn nhiều hạn chế. Hoạt động quản lý ATTP ở một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa được chặt chẽ; thực phẩm tồn dư hóa chất độc hại, thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường”, Bộ Y tế cho biết.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát ATTP, ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể và các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tại các khu công nghiệp, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tuy đã được kiểm soát, nhưng vẫn còn nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thực phẩm. Tình trạng kinh doanh, quảng cáo một số mặt hàng như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật qua mạng xã hội đang diễn biến phức tạp, vì vậy khó kiểm soát, quản lý ATTP.

Hoạt động quản lý ATTP ở cấp xã, phường cũng chưa thật sự được quan tâm đúng mức; đặc biệt là quản lý sử dụng hoá chất bị cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm ở các đối tượng sản xuất nhỏ lẻ, kinh doanh thức ăn đường phố và ATTP tại các chợ, vệ sinh thú y trong giết mổ; chưa kiểm soát, ngăn chặn triệt để các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn...

Cần sửa đổi toàn diện Luật ATTP

Trước tình trạng trên, Bộ Y tế đề xuất một số nhóm chính sách sửa đổi Luật ATTP. Nhóm chính sách thứ nhất là các chính sách quản lý đối với các sản phẩm thực phẩm, trong đó tập trung vào các vấn đề về đăng ký và công bố sản phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước và quản lý các sản phẩm phải kiểm soát đặc biệt.

Trong đó, quy định rõ phương thức kiểm tra đối với từng danh mục hàng hóa giúp tối ưu hóa quy trình kiểm soát chất lượng và ATTP, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Các phương thức kiểm tra được áp dụng dựa trên mức độ rủi ro, loại sản phẩm, và hồ sơ của doanh nghiệp, từ đó, đảm bảo rằng, các sản phẩm thực phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng và an toàn.

Quy định chi tiết giúp xác định các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, giúp doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu chất lượng cần thiết. Với các quy định rõ ràng, các cơ quan quản lý có thể thực hiện công việc giám sát và kiểm tra một cách phù hợp và tăng cường hiệu quả thực thi trong công tác kiểm tra nhà nước về ATTP.

Nhóm chính sách thứ hai là quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cụ thể, quy định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương đối với: Thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; thực phẩm bổ sung (sữa công thức dành cho trẻ nhỏ, người già) hoặc bổ sung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP đối với thực phẩm dinh dưỡng y học dùng cho mục đích y tế đặc biệt.

Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ sở nhập khẩu hoặc kinh doanh những nhóm sản phẩm có mức độ rủi ro cao nêu trên bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Đáng quan tâm, Bộ Y tế đề xuất bộ máy quản lý nhà nước về ATTP được tổ chức thành 1 cơ quan (quy mô Tổng cục) thuộc một trong các Bộ (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương). Bộ máy này được tổ chức tập trung thống nhất (tương tự như cơ quan Thuế, Bảo hiểm xã hội, Quản lý thị trường…) từ Trung ương đến địa phương (do lĩnh vực ATTP liên quan đến nhiều bộ ngành quản lý).

Theo Bộ Y tế: “Các đơn vị quản lý ATTP hiện nay của các Bộ nhập thành cơ quan này để tận dụng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, giảm tối đa chi phí và xáo trộn trong sắp xếp tổ chức theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả”.

Nâng cao nhận thức và giám sát, chế tài

Vấn đề ATTP cũng được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ vừa tổ chức. Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) cho biết, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của nông, thủy sản là yêu cầu bắt buộc ngày càng cao khi đưa sản phẩm ra thị trường, nhất là hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là vấn đề chưa thực sự được quan tâm đầy đủ của người nông dân, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm gì để tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa nông, thủy sản Việt Nam?

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, ATTP là một chuỗi, phải sạch từ nông trại cho tới bàn ăn, tới người tiêu dùng. Mỗi khâu đảm nhiệm khác nhau, có thể sạch từ nông trại, nhưng chưa chắc ra tới thị trường sẽ sạch, vì còn thu hoạch, còn bảo quản, còn chế biến...

Với một nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, với những chợ cóc, chợ tạm... Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần chú trọng truyền thông, nâng cao nhận thức và giám sát, chế tài, nhất là câu chuyện để cho bà con nông dân hiểu phải là người sản xuất có trách nhiệm, những người sản xuất tử tế, các doanh nghiệp cũng không vì những lợi nhuận mà đánh đổi giữa sức khỏe, trước tiên là sức khỏe của người tiêu dùng ở trong nước, sau đó là hình ảnh của nông sản quốc gia...

Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2023, toàn ngành Y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện 34.500 cơ sở vi phạm, trong đó, hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông - lâm - thủy sản, xử phạt hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng. Ngành Công Thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý hơn 6.770 vụ việc vi phạm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng... Toàn quốc cũng ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 trường hợp tử vong.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2023, toàn ngành Y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện 34.500 cơ sở vi phạm, trong đó, hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông - lâm - thủy sản, xử phạt hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng. Ngành Công Thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý hơn 6.770 vụ việc vi phạm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng... Toàn quốc cũng ghi nhận 125 vụ ngộ độc thực phẩm, làm hơn 2.100 người ngộ độc và 28 trường hợp tử vong.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

Mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/2/2025.
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức (CCVC) thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng.
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

(LĐTĐ) Với phương châm hành động “lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo của sự phục vụ”, năm 2024, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Xem thêm
Phiên bản di động