Sự thật đáng kinh ngạc của stress
Ăn sáng món gì để vừa khỏe vừa đẹp? | |
Stress- thủ phạm gây mụn | |
Stress khiến phòng the nguội lạnh |
Chút căng thẳng đôi khi cũng có lợi cho sức khỏe trí não - Ảnh: Shutterstock |
Daniela Kaufer, giáo sư, tiến sĩ của Đại học California tại Berkeley (Mỹ) tiến hành nghiên cứu về mặt sinh học của stress bằng việc kiểm tra cấp độ phân tử của não bộ phản ứng với lo lắng và sự kiện chấn thương như thế nào đã phát hiện một số loại stress có thể mang lại những lợi ích đáng ngạc nhiên.
Tiến sĩ Kaufer nói thêm, có sự khác biệt rõ rệt giữa stress tốt và xấu, và nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng đối phó với các sự kiện căng thẳng một cách lành mạnh.
Phản ứng với căng thẳng được thiết kế nhằm giúp chúng ta phản ứng trước một cái gì đó có khả năng đe dọa xảy ra, từ đó giúp chúng ta đối phó với nó và học hỏi được nhiều điều mới mẻ.
Nghiên cứu của tiến sĩ Kaufer cho thấy stress vừa phải có thể cải thiện sự tỉnh táo và tăng cường trí nhớ.
Đo lường ảnh hưởng của stress
Kaufer cùng cộng sự của cô đã tiến hành nghiên cứu những tác động của stress trên chuột sau khi xem xét cụ thể sự tăng trưởng của tế bào gốc ở vùng hippocampus của não, và nhận thấy hippocampus tham gia vào các phản ứng căng thẳng, đồng thời nó cũng rất quan trọng cho việc học tập và trí nhớ.
Khi những con chuột tiếp xúc căng thẳng ở mức trung bình trong một thời gian ngắn (cố định trong một vài giờ), các nhà khoa học nhận thấy có sự kích thích tăng trưởng ở tế bào gốc và những tế bào này góp phần để tạo thành tế bào thần kinh hoặc các tế bào não. Một vài tuần sau đó, xét nghiệm cho thấy các con chuột đã có những cải tiến trong học tập và trí nhớ. Từ đó, các nhà khoa học nhận định các tế bào cụ thể được tạo ra trong quá trình căng thẳng có vai trò kích hoạt các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.
Stress vừa phải có thể giúp cải thiện trí nhớ - Ảnh: Shutterstock |
Có thể quản lý năng lượng não
Sau khi tiến hành nghiên cứu ở chuột, các nhà khoa học tin rằng điều này cũng xảy ra tương tự ở người.
Stress vừa phải có thể quản lý căng thẳng, làm tăng sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc của não bằng cách khuyến khích sự tăng trưởng tế bào gốc thành tế bào não, từ đó giúp cải thiện trí nhớ. Sự gia tăng các tế bào gốc và các thế hệ tế bào thần kinh làm cho tinh thần trở nên thích nghi với những tình huống khó khăn.
Chẳng hạn, nếu bạn đang đi trên một con hẻm và ai đó đe dọa bạn, điều quan trọng là phải nhớ chính xác nơi bạn đang đi để tránh lặp lại điều đó trong tương lai. Bộ não không ngừng đáp ứng với stress. Căng thẳng cực độ hoặc mạn tính có thể có một tác động tiêu cực. Nhưng căng thẳng như vừa phải và xảy ra trong thời gian ngắn - như một kỳ thi sắp tới hoặc chuẩn bị có bài phát biểu trước công chúng - thì stress, trong trường hợp đó, lại có tác dụng cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ.
Khi nào căng thẳng trở nên có hại?
Theo Huffington Post, mỗi người có cách đối phó với stress khác nhau, tùy thuộc một phần vào nhận thức.
Những người cảm thấy tự tin vì cho rằng họ có thể quản lý căng thẳng thường ít có khả năng bị stress áp đảo, đồng thời cũng có phản ứng lành mạnh hơn với stress.
Thêm vào đó, stress ít có khả năng gây hại với những người biết kiểm soát tình hình. Trường hợp bạn không có khả năng đối phó, bạn sẽ cảm thấy bất lực và lúc đó căng thẳng sẽ quay ra gây hại cho cơ thể.
Kinh nghiệm cuộc sống góp phần giúp định hình cách phản ứng với stress. Nếu cuộc sống trước đây của bạn từng trải qua nhiều sự việc gây căng thẳng, bạn có thể dễ bị tổn thương hơn trước các tác hại của stress.
Căng thẳng ảnh hưởng sức khỏe
Căng thẳng mạn tính có thể làm co mạch máu và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy quá nhiều căng thẳng có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra stress mạn tính làm giảm khả năng sinh sản ở động vật. Ở chuột cái, căng thẳng làm giảm ham muốn tình dục, làm giảm khả năng sinh sản và làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Yoga hay thiền có thể giúp giảm bớt căng thẳng - Ảnh: Shutterstock |
Làm gì khi bị căng thẳng?
Yoga, thiền định, âm nhạc, đi bộ… có thể giúp làm giảm bớt căng thẳng. Và hơn hết, cần phải hiểu rõ vấn đề gây căng thẳng cho bạn là gì, để từ đó biết cách tháo gỡ.
Mặt khác, cũng nên nhận thức rằng căng thẳng tạm thời có thể mang lại nhiều lợi ích nên cần một thái độ tích cực để ứng phó.
Theo các chuyên gia tâm lý, cách nhìn nhận vấn đề với thái độ tích cực đóng vai trò to lớn trong việc giúp chúng ta xử lý căng thẳng một cách lành mạnh.
Theo Ngọc Khuê/thanhnien.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51