-->

Sử dụng bằng giả để xin việc có thể bị xử lý hình sự

Những năm gần đây, lực lượng công an trên cả nước liên tục triệt phá, bóc gỡ các đường dây sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả, nhiều người sử dụng bằng giả cũng đã bị xử lý, song thị trường mua bán bằng cấp, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ vẫn nhộn nhịp.
su dung bang gia de xin viec co the bi xu ly hinh su Không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng giáo dục đại học
su dung bang gia de xin viec co the bi xu ly hinh su Xử lý nghiêm việc mua bán và sử dụng văn bằng giả
su dung bang gia de xin viec co the bi xu ly hinh su Chấn chỉnh việc cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận

Giao bằng tận nhà

Với công nghệ làm giả “thần tốc” như hiện nay, bằng trung cấp, cao đẳng, đại học làm giả chỉ mất trong vài ngày, thậm chí người mua buổi sáng đặt cọc tiền, chiều có thể nhận sản phẩm rồi đi xin việc làm, hoặc bổ sung cho đơn vị đang công tác.

su dung bang gia de xin viec co the bi xu ly hinh su
Những trang web nhận làm bằng giả như thế này vẫn nhan nhản trên mạng. (Ảnh chụp chiều 31/5/2020)

Chỉ cần gõ dòng chữ “mua bán bằng giả” trên google là xuất hiện hàng loạt tên và số điện thoại của người bán. Người mua có vô số lựa chọn và “kì kèo bớt một thêm hai” về số tiền bỏ ra mua bằng. Người mua kẻ bán diễn ra công khai, nhộn nhịp. Chỉ cần alo là được giao bằng tận nơi. Có thể nói, để sở hữu được tấm bằng đại học giả như hiện nay còn dễ dàng hơn đi mua bó rau ngoài chợ.

Lướt qua hàng chục lời rao, chúng tôi khá “ấn tượng” với lời quảng cáo chắc như đinh đóng cột trên trang web Baoxinviec: “Chúng tôi nhận làm bằng cấp 3, cao đẳng, đại học và các loại tín chỉ. Giá rẻ - không cần đặt cọc, ship toàn quốc. Bảo hành 6 tháng, làm đến khi hài lòng…”

Trong vai người có nhu cầu mua bằng để đi làm, chúng tôi được chủ số điện thoại 0968236xxx tư vấn: “Giá cả bằng đại học được chia làm 3 nhóm. Nhóm một gồm Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Y dược, Nhạc viện bán với giá 14 triệu đồng; nhóm 2 gồm Trường Đại học Tự nhiên, Trường Kiến trúc, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là 9 triệu đồng; nhóm 3 là các trường còn lại mỗi bằng 7 triệu đồng”.

Thế nhưng, khi chúng tôi ngỏ ý muốn gặp mặt trực tiếp để tiện trao đổi cho thuận tiện thì những người bán từ chối. “Nếu chị đồng ý thì gửi đầy đủ thông tin qua, đúng hẹn sẽ có người giao tận nơi. Bảo đảm giống bằng thật 100%, tem dán trên bằng 7 màu 6 cánh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo hành bằng 3 năm nếu bị mất hay thất lạc”, người này cho biết.

Tương tự, một người chuyên bán các loại bằng cấp giả để lại số liên lạc trên mạng xã hội rao: “Chúng tôi bán bằng giả giống bằng thật 100%, nếu chị có nhu cầu chỉ cần nhắn tin họ tên, ngày/tháng/năm sinh, tên trường muốn làm, ngành học, năm tốt nghiệp và tấm hình thẻ là sẽ có tấm bằng ưng ý để đi xin việc làm. Chậm nhất 5 ngày là khách hàng nhận được bằng, còn làm nhanh trong ngày thì chi phí tăng gấp đôi. Giao bằng tận nơi, nhận xong mới trả tiền”.

Thu giữ hàng nghìn tấn phôi bằng và con dấu

Công an quận Nam Từ Liêm gần đây đã bắt Lê Văn Hoàng (sinh năm 1985) – đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất bằng giả. Khám xét chỗ ở của Hoàng, lực lượng công an đã thu giữ khoảng một tấn phôi bằng, chứng chỉ các loại, khoảng 1.200 con dấu bằng đồng của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước nghi là giả và nhiều máy móc, công cụ, phương tiện phục vụ việc làm giả con dấu, tài liệu…

su dung bang gia de xin viec co the bi xu ly hinh su
Công an quận Nam Từ Liêm đã thu giữ khoảng một tấn phôi bằng, chứng chỉ các loại, khoảng 1.200 con dấu tại nơi ở của đối tượng Lê Văn Hoàng. (Ảnh: CA)

Tại cơ quan điều tra, Hoàng khai nhận, chỉ trong vòng một năm hoạt động, đường dây của Hoàng đã bán ra thị trường hàng nghìn văn bằng, chứng chỉ giả. Đối tượng này cũng cho biết, qua mạng xã hội, thấy nhu cầu cần mua văn bằng, chứng chỉ giả rất lớn nên đã nảy ý định kiếm tiền bất chính bằng cách lập ra đường dây sản xuất, kết nối, mua bán bằng giả. Hoàng đã lên mạng nghiên cứu cách thức và mua các loại phôi bằng, con dấu cùng các công cụ, máy móc phục vụ việc làm bằng giả với giá khoảng hơn 100 triệu đồng.

Hoàng thuê lập website “lambangdaihoc”, công khai đăng quảng cáo làm bằng đại học, cao đẳng, trung cấp và làm bằng tiến sỹ, thạc sỹ, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học các loại. Lê Hoàng Phi trợ giúp anh trai đóng dấu, ký nháy các văn bằng giả, đồng thời vận chuyển bằng đến cho khách hàng… Mỗi văn bằng giả, các đối tượng thu về từ 3 đến 5 triệu đồng.

Chỉ trong khoảng 1 năm hoạt động, đường dây của Hoàng đã sản xuất hàng nghìn tấm bằng giả các loại của nhiều trường đại học, cao đẳng, thu lời bất chính với số tiền rất lớn. Các đối tượng thực hiện việc làm bằng giả tại TP.HCM, phục vụ chủ yếu khách hàng ở khu vực Hà Nội.

Sau khi đường dây của Lê Văn Hoàng bị Công an quận Nam Từ Liêm triệt phá, tưởng rằng những đường dây khác phải “ẩn mình”, nhưng qua tìm kiếm trên Internet, chỉ cần gõ cụm từ “làm bằng, chứng chỉ”, ngay lập tức kết quả cho thấy hàng triệu đường dẫn quảng cáo về việc không cần học, không cần thi cũng có bằng.

Theo lời quảng cáo của một số trang web như: lambanggiaongay.com; lambanggiatot.com; lambangnhanhgiare.net… thì khách hàng chỉ cần bỏ ra khoảng 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng là sẽ có trong tay chứng chỉ tin học, ngoại ngữ “chuẩn châu Âu” hoặc tấm bằng đại học, cao đẳng, trung cấp.

Cùng với lời quảng cáo, các trang web này còn cam kết bằng sẽ được làm xong sau 1-2 ngày; bảo mật thông tin tuyệt đối cho khách hàng và bảo hành mãi mãi, miễn phí lần đầu nếu bằng bị mất hoặc hư hỏng. Đáng chú ý, trên web “chuyenlambangcap” còn hướng dẫn khách liên hệ qua số điện thoại zalo để trao đổi, giao dịch.

Người lao động không nên sử dụng bằng giả để đi xin việc

Ông Trần Quốc Thanh, giám đốc một công ty may mặc cho biết, “đa phần người lao động nghĩ bằng cấp càng cao thì chủ doanh nghiệp trả lương càng cao, nhanh chóng leo lên các vị trí cao. Tuy nhiên, đối với tôi bằng cấp là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để tuyển chọn. Nếu bằng cấp chỉn chu nhưng thiếu kỹ năng, đạo đức trong xử lý công việc hay trong xử lý khủng hoảng thì sao, đó là sự vô bổ. Công ty chúng tôi từng cho thôi việc cả chục người vì phát hiện sử dụng bằng cấp giả”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hùng - một cán bộ điều tra Công an Hà Nội cho rằng, bằng cấp, giấy tờ giả đang là một trong những vấn nạn gây bức xúc trong dư luận xã hội. Một trong những nguyên nhân khiến vấn nạn này vẫn như “nấm sau mưa” vì có cầu ắt sẽ có cung. Khi tiêu chí bằng cấp vẫn đặt nặng thì có không ít người sẽ tìm mọi cách gian lận để làm đẹp hồ sơ xin việc.

“Để hạn chế tình trạng mua bán văn bằng, chứng chỉ giả, theo tôi các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng nhau vào cuộc, siết chặt hơn việc cấp phát phôi bằng; các cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận hồ sơ xin việc cần kiểm tra lại xem văn bằng, chứng chỉ của người xin việc; kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp dùng bằng giả. Khi không còn nhu cầu xài bằng giả thì các dịch vụ làm bằng giả sẽ tự mất đi” – ông Hùng phân tích.

Ông Hùng cũng khuyến cáo, người lao động không nên mua bằng cấp giả để đi xin việc, vì nếu doanh nghiệp phát hiện ra sẽ bị đuổi việc, thậm chí phải đối diện với các án phạt.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Người lao động nếu có hành vi sử dụng bằng giả nhằm lừa dối doanh nghiệp tại làm việc, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, bạn có thể bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm, phạt tù từ 2 - 5 năm hoặc bị phạt tù từ 4 - 7 năm đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động