--> -->

Sớm "hóa giải" quy định đặt hàng để người lao động tại các công ty thủy lợi có lương!

Qua tìm hiểu, chính việc chưa có quyết định phê duyệt kinh phí đặt hàng năm 2021 đã khiến quyền lợi của công nhân lao động tại 4 công ty thủy lợi trên địa bàn Hà Nội đã dẫn đến tình trạng nợ lương người lao động...
Cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài để “cứu” doanh nghiệp! Cần sớm tháo gỡ những bất cập đối với doanh nghiệp ngành Thủy lợi

Trao đổi với phóng viên, ông Doãn Văn Kính - Chủ tịch Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy cho biết, hiện đã có gần 3.400 lao động của 4 công ty bị ảnh hưởng do việc chậm quyết định đặt hàng từ của cơ quan chức năng. Các công ty đã có nhiều kiến nghị, đề xuất lên các sở, ngành, song do bất cập từ cơ chế chính sách, các cơ quan chức năng lúng túng trong việc tính toán định mức cùng các chế độ liên quan nên dẫn đến việc quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng.

Đến nay, do vẫn chưa có quyết định phê duyệt kinh phí đặt hàng năm 2021 nên các công ty thủy lợi đã không được tạm ứng kinh phí lại còn chưa được quyết toán kinh phí phục vụ vụ Xuân 2021 theo quy định. Từ đó, các hoạt động của doanh nghiệp cũng như đời sống của người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện, Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy đã nợ tổng số tiền 28,243 tỷ đồng; nợ tiền điện 10,557 tỷ đồng; nợ tiền sửa chữa thường xuyên các công trình 7,88 tỷ đồng; nợ các hợp tác tiền tạo nguồn 9,7 tỷ đồng, không có kinh phí để thực hiện đẩy đủ Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động năm 2021. Tiền lương của người lao động hằng tháng thấp và chậm thanh toán, tháng 5/2021 chưa được thanh toán; nợ tiền trích nộp bảo hiểm xã hội và các khoản bắt buộc khác dẫn đến người lao động nghỉ ốm, nghỉ thai sản chưa được thanh toán tiền lương bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ.

Quyền lợi người lao động bị ảnh hường nghiêm trọng
Công nhân lao động ngành Thủy lợi làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại

Với Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Tích, doanh nghiệp đã phải vay ngân hàng 3 tỷ đồng để tạm ứng tiền lương cho cán bộ công nhân, viên chức, lao động đến tháng 5/2021 với mức tạm ứng bình quân 3,6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài tiền lương người lao động, Công ty cũng đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, tiền điện phục vụ sản xuất và tiền trả cho các nhà thầu thi công các công trình sửa chữa thường xuyên.

Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Nhuệ cũng không khá hơn khi đang phải vay ngân hàng để trả lương cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đến tháng 3/2021; tháng 4/2021, Công ty tạm ứng lương 2 triệu đồng/người/tháng; tháng 5/2021 Công ty không còn kinh phí và đang nợ lương người lao động. Năm 2021, tính đến 31/5, Công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội với tổng kinh phí là 7,942 tỷ đồng, khiến cho một số người lao động đến tuồi nghỉ hưu nhưng chưa được nhận sổ bảo hiểm xã hội khi về nghỉ chế độ.

Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Hà Nội đang phải tìm mọi nguồn kinh phí khác để tạm ứng lương cho người lao động tại công ty, nợ tiền bảo hiểm xã hội 965 triệu đồng, không có kinh phí để thực hiện các chế độ cho người lao động, chưa thực hiện chế độ đôi với người lao động và chưa khám sức khỏe định kỳ cho người lao động năm 2021.Công ty cũng đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, tiền điện phục vụ sản xuất và tiền trả cho các nhà thâu thi công các công trình sửa chữa thường xuyên...

Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay của các doanh nghiệp thủy lợi Hà Nội; đảm bảo có nguồn kinh phí duỵ trì hoạt động thường xuyên; đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ liên quan, ổn định đời sống đổi với người lao động để người lao động của các công ty thủy lợi yên tâm công tác, phòng chống dịch Covid-19, đề nghị các sở, ngành liên quan sớm hoàn thiện hồ sơ, thủ tục,phê duyệt kinh phí đặt hàng nãm 2021 và quyết toán kinh phí phục vụ vụ Xuân 2021 cho các công ty theo quy định. Đặc biệt, qua "vướng mắc" này cần nghiên cứu để tham mưu cơ quan có thẩm quyền gỡ "nút thắt" về mặt cơ chế để doanh nghiệp ngành Thủy lợi được vận hành thông suốt, người lao động không bị rơi vào tình cảnh nợ lương, trong khi sức ép cuộc sống là rất lớn!

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ông Doãn Văn Kính - Chủ tịch Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy:

"Từ năm 2016 đến nay, các công ty liên tục xảy ra chậm lương của người lao động. Theo tính toán của tôi, hiện nay đã có khoảng gần 3.400 lao động của 4 công ty thủy lợi Hà Nội bị ảnh hưởng của việc chậm quyết định đặt hàng từ các cơ quan chức năng Thành phố. Chúng tôi đã có nhiều kiến nghị, đề xuất lên các sở, ngành tuy nhiên do bất cập từ cơ chế chính sách, các cơ quan chức năng lúng túng trong việc tính toán định mức, các chế độ liên quan nên dẫn đến việc chậm trễ. Bên cạnh đó, Công ty đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng phải có ý kiến việc bổ sung nghề “quản lý duy trì công trình thuỷ lợi” vào danh mục nghề độc hại để người lao động có thêm phụ cấp, nhưng không được...

Có thời điểm như những dịp lễ, Tết, công nhân lao động ngâm mình cả ngày dưới nước vẫn không dọn hết rác sinh hoạt của người dân thải ra. Việc gặp xác động vật chết hay dẫm phải mảnh chai, lọ, chum, vại là chuyện bình thường. Ngoài ra, khi vận hành máy nếu không chú ý rất dễ bị điện giật; đi đêm gặp lưu manh… Nhiều người đã phải bỏ nghề vì không chịu được khổ và lương thấp. Đặc biệt là đội ngũ công nhân có tay nghề, nhiều người đã làm chế độ nghỉ hưu sớm hoặc bỏ nghề. Hiện nay, Công ty đang thiếu lực lượng tay nghề cao…".

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Trường hợp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 30%-100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng.
Cháy kho, xưởng rộng 1.700m2 ở Trương Định, Hà Nội

Cháy kho, xưởng rộng 1.700m2 ở Trương Định, Hà Nội

Vào 0h15 ngày 19/7 đã xảy ra một vụ hỏa hoạn tại một kho, xưởng rộng 1.700m2 thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I, trên đường Trương Định, phường Tương Mai, Hà Nội. Mặc dù đám cháy diễn biến phức tạp với nhiều vật liệu dễ cháy và khói độc, nhưng đã được lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an thành phố Hà Nội kịp thời khống chế.
Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đánh bại Thái Lan, mở rộng cánh cửa giành huy chương

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đánh bại Thái Lan, mở rộng cánh cửa giành huy chương

Tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng tại SEA V.League 2025, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã giành chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước đối thủ truyền kiếp Thái Lan ở lượt trận thứ 3 vòng lượt về, qua đó vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng và thắp sáng cơ hội cạnh tranh huy chương.
U23 Indonesia đánh bại Philippines, tiến gần vé bán kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia đánh bại Philippines, tiến gần vé bán kết U23 Đông Nam Á 2025

Với chiến thắng 1-0 trước U23 Philippines ở lượt trận thứ hai bảng A, U23 Indonesia đã nối dài mạch toàn thắng tại giải U23 Đông Nam Á 2025 và gần như cầm chắc tấm vé vào bán kết. Dù lấn lướt toàn diện và tạo ra hàng loạt cơ hội, đội bóng xứ vạn đảo vẫn chỉ có thể định đoạt trận đấu nhờ bàn phản lưới nhà của đối thủ.
Hành trình "Về nguồn" ý nghĩa của Công an Hà Nội, lan tỏa giá trị nhân ái, vì dân phục vụ

Hành trình "Về nguồn" ý nghĩa của Công an Hà Nội, lan tỏa giá trị nhân ái, vì dân phục vụ

Hòa trong không khí kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công an nhân dân và 20 năm Ngày Hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, vào ngày 18/7, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cùng đoàn công tác đã tổ chức chương trình "Về nguồn" tại Khu di tích Nha Công an Trung ương, xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
U23 Malaysia đè bẹp U23 Brunei 7-1, trở lại mạnh mẽ sau cú sốc đầu giải

U23 Malaysia đè bẹp U23 Brunei 7-1, trở lại mạnh mẽ sau cú sốc đầu giải

Sau thất bại bất ngờ trước U23 Philippines, U23 Malaysia đã có màn trở lại ấn tượng khi vùi dập U23 Brunei với tỷ số đậm 7-1 tại lượt trận thứ hai bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025. Đây được xem là lời khẳng định mạnh mẽ từ thầy trò HLV Raja Azlan trong hành trình tìm lại vị thế ứng cử viên đi tiếp.
Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (19/7), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,46 USD/thùng, giảm 0,04%, giá dầu WTI ở mốc 67,58 USD/thùng, giảm 0,06%.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động