--> -->

Siết tín dụng bất động sản để cắt cơn sốt nóng

Giá bất động sản (BĐS) tăng cao tại nhiều khu vực khiến nhiều người lo ngại sẽ xảy ra tình trạng "bong bóng" vào năm 2021. Theo nhiều chuyên gia nhận định, nguồn vốn từ các ngân hàng đổ vào BĐS lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nợ xấu. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải siết tín dụng vào lĩnh vực này. Giải pháp cụ thể được đưa ra đó là, giảm tỉ lệ cho vay mua nhà, mua đất từ 70% giá trị xuống 50% hay thậm chí thấp hơn nữa.
Nhà đầu tư dài hạn chuộng bất động sản đô thị quy hoạch hoàn chỉnh Khi dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản
Siết tín dụng bất động sản để cắt cơn sốt nóng
Một khu đất đấu giá tại huyện Hoài Đức. Ảnh: Hoàng Huy

Đua rót vốn vào bất động sản

Sau Tết, giá đất tại nhiều địa phương sôi sục, trung bình tăng 10% sau một tháng, cá biệt, có nơi tăng 2 - 3 lần/tháng. Trước tình trạng sốt đất từ Bắc tới Nam, một số chuyên gia BĐS cho rằng, dòng tiền đang “ùn ùn” đổ vào BĐS ngoài từ lợi nhuận chứng khoán sang, một phần chảy từ kênh lãi suất tiết kiệm do lãi suất thấp và việc nới tín dụng theo nhiều hình thức của các nhà băng.

Ngoài ra, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do dịch Covid-19, nguồn vốn tín dụng đổ vào BĐS vẫn liên tục tăng. "Lãi suất tiền gửi có 4%, trong khi lãi suất cho vay hầu như không giảm. Do đó, DN chúng tôi quá khó để tìm được lợi nhuận, buộc chúng tôi phải tìm cách khác, trong đó có BĐS, mặc dù biết là đầu tư vào đây cũng gặp nhiều rủi ro"- ông Hoàng Sơn - Giám đốc một công ty sản xuất cho hay.

Thời gian qua, hàng loạt ngân hàng tung ra các chương trình khuyến mại cho vay tiêu dùng, trong đó có vay mua nhà, hay sửa chữa nhà ở với gói lãi suất thấp. Cùng đó, có một cuộc chạy đua vào các dự án BĐS được ngân hàng bảo lãnh với mức vay ưu đãi, tỉ lệ vay lên tới 70% tổng giá trị nhà, đất ở theo hợp đồng. Thống kê của NHNN, đến ngày 15/3/2021, dư nợ cho vay BĐS của ngành ngân hàng tăng khoảng 2,13%, tăng cao hơn tốc độ tăng tín dụng chung hiện nay của toàn ngành (2,04%). Tính đến ngày 28/2, tín dụng lĩnh vực BĐS là 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 2,13% so với năm 2020 (trong đó, kinh doanh BĐS tăng 2,82%). Do đó, NHNN cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và tăng cường thanh tra, giám sát với tín dụng đầu tư, kinh doanh BĐS...

Hệ lụy và những rủi ro

Giá BĐS tăng cao tại nhiều khu vực khiến nhiều người lo ngại sẽ xảy ra tình trạng "bong bóng". Theo dõi thị trường BĐS Việt Nam từ 15 năm qua, Giám đốc Savills Hà Nội Matthew Powell chia sẻ: "Tôi từng chứng kiến một số chu kỳ có lượng đầu cơ rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực BĐS nhà ở tại Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh. Đã có những thời điểm nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy kinh tế thông qua các khoản vay ngắn và dài hạn để thực hiện một lượng lớn các giao dịch ngắn hạn và đầu tư lướt sóng. Thị trường do đó trở nên rất sôi động, nhưng đồng nghĩa với việc người vay có thể mất khả năng trả nợ".

Thực tế, một nguyên nhân khiến cho giá BĐS bị đẩy lên cao còn do giới đầu cơ, cò mồi đất vì trục lợi bất chính đã gây nhũng nhiễu thông tin, tung tin thất thiệt về pháp luật, về quy hoạch, tạo nên những cơn sốt đất ảo để lôi kéo mọi người tung tiền vào mua đất. “Hoặc đôi khi chỉ nghe phong phanh là ý tưởng được đề xuất trong quy hoạch, cũng đã khiến cho giới buôn đất tung ra những chiêu trò để ăn chi phí môi giới đất trong chuyển nhượng đất”- GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhận định.

Trong đánh giá kinh tế mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) cho thấy: "Giá chứng khoán và BĐS đều tăng bất thường trong năm 2020. Đây là những dấu hiệu đáng lo ngại ban đầu của hiện tượng bong bóng giá tài sản khi tỷ lệ cung tiền trên GDP (M2/GDP) và tín dụng trên GDP của Việt Nam đang lần lượt tiệm cận mốc 200% và 150%, vượt xa so với các nước trong khu vực ASEAN-5".

Giá đất tăng phi mã như hiện nay chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ về kinh tế - xã hội. Nợ xấu BĐS gia tăng do nhiều người đổ xô đi buôn đất, vay nợ, thế chấp tài sản tại ngân hàng. Đồng thời khiến cho dòng tiền đổ vào các kênh sản xuất, dịch vụ, thương mại bị giảm sút, lâu dài ảnh hưởng đến tính bền vững của nền kinh tế. Đó là chưa kể đến những tranh chấp có thể xảy ra trong trường hợp giấy tờ giả, đất mua đi bán lại không hợp pháp. Ngoài ra, “sốt” đất còn làm mất cân bằng quy hoạch sử dụng đất. Tình trạng “sốt” đất nền có thể khiến thị trường này đóng băng sau khi “cơn sốt” đất đi qua để lại những khu đất bỏ hoang, TP “ma” do không có người đến sinh sống, dẫn đến lãng phí nguồn lực đất nước xã hội.

Sửa chính sách, chống đầu cơ

Theo TS Vũ Đình Ánh, ngoài chính sách lùi thời hạn “siết” tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 1 năm so với quy định cũ (Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2019 cụ thể hóa định hướng tiếp tục siết lại hoạt động cho vay BĐS, cho phép duy trì tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn với mức 40% đến hết ngày 30/9/2021. Sau đó từ 1/10/2021 đến 30/9/2022, tỉ lệ trên sẽ giảm về 37%. Từ 1/10/2022 đến 30/9/2023 còn 34%; và giảm xuống 30% từ ngày 1/10/2023; Đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh BĐS từ 150% lên 200%). NHNN tiếp tục áp dụng các biện pháp đồng bộ hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, NHNN cần theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay để ngăn chặn tình trạng tín dụng chảy vào BĐS "núp bóng" qua sản xuất kinh doanh.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng, ở góc độ của mình, các địa phương hoàn toàn có thể đánh thuế lũy tiến với những người thực hiện giao dịch chuyển nhượng cách thời điểm mua chưa đầy 6 tháng để hạn chế đầu cơ. Mặt khác, Nhà nước cũng có thể thực hiện việc đánh thuế thật nặng với những người sở hữu từ BĐS thứ 2 trở lên. GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, đây là giải pháp tương đối khả thi trong điều kiện hiện nay nhưng không hiểu vì lý do gì, đến nay, đề xuất ấy vẫn "giậm chân tại chỗ".

Thời điểm này, với nhiều địa phương, việc "cắt" những cơn sốt đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính nêu khuyến nghị, chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kiểm soát mọi hoạt động sử dụng đất đai, thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch đất đai, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Bộ TN&MT đã đưa ra một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo hướng siết chặt hơn các địa bàn được phân lô bán nền. Cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương khi xảy ra hiện tượng “sốt đất”. Hạn chế chuyển mục đích, tách thửa; Công bố quy hoạch một cách minh bạch rõ ràng.

Tại Việt Nam, thu thuế BĐS hiện nay chỉ với thuế suất cơ bản 0,03% giá đất của Nhà nước, tức là chỉ khoảng 0,01% giá đất thị trường. Tổng thu từ thuế sử dụng đất chiếm khoảng 3% tổng thu ngân sách từ đất, tức là chỉ chiếm 0,6% tổng thu ngân sách địa phương. So với các nước công nghiệp, con số này có sự chênh lệch rất lớn.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, GS.TS Đặng Hùng Võ

Mới đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ đạo các ngân hàng siết mạnh tín dụng BĐS để ngăn tình trạng "sốt nóng". Các chuyên gia nhận định, chính quyền Trung Quốc chuyển từ thúc đẩy tăng trưởng sang kiểm soát rủi ro nền kinh tế. Một loạt các giải pháp như tăng lãi suất mua căn nhà thứ hai, thứ ba, kéo dài thời gian thẩm định mua nhà lên 2 - 3 tháng. New Zealand đã bắt đầu thực hiện một số biện pháp để ngăn tình trạng đầu cơ. Ngân hàng Trung ương Canada cũng tuyên bố sẽ tăng cường giám sát hơn nữa thị trường nhà đất…

Theo Thảo Nguyên/kinhtedothi.vn

http://kinhtedothi.vn/siet-tin-dung-bat-dong-san-de-cat-con-sot-nong-415608.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

TP.HCM: Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau hợp nhất

TP.HCM: Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau hợp nhất

Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có hướng dẫn thủ tục cấp phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sở hữu) nhằm tạo thuận lợi cho người dân sau khi hợp nhất và hoạt động mô hình chính quyền 2 cấp.
Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (17/7): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Hôm nay (17/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm khi tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất tại Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,06 USD/thùng, giảm 1,02%, giá dầu WTI ở mốc 65,88 USD/thùng, giảm 1,07%.
Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Bất động sản phục hồi: Thị trường chuẩn bị bước vào quỹ đạo "giá thật" để "mua thật"!

Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, cho thấy đang dần tiến tới giai đoạn cuối của quá trình phục hồi và chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Các chủ thể trên thị trường, từ chủ đầu tư, sàn phân phối, môi giới đến khách hàng đều có sự chuẩn bị rõ rệt về chiến lược và nguồn lực để đón đầu giai đoạn mới.
Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư Hà Nội lập đỉnh mới

Giá chung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục lập đỉnh, tăng đều từ cuối 2023 đến giữa năm 2025, hiện trung bình ở mức 70 - 80 triệu đồng/m², với những dự án cao cấp vượt 150 triệu. Thị trường đang trong chu kỳ tăng kéo dài, chi phí xây dựng cao, hạ tầng cải thiện, và cầu vẫn vượt cung, đặc biệt ở phân khúc bình dân. Trong ngắn hạn (nửa cuối 2025), giá khó có xu hướng giảm đáng kể.
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm: Cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành

Nửa đầu năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt đối với thị trường bất động sản Việt Nam khi các thay đổi thể chế và quy hoạch cấp tỉnh chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7. Việc sáp nhập địa giới hành chính, đưa cả nước từ 63 xuống còn 34 tỉnh, thành phố, tạo ra làn sóng dịch chuyển dòng tiền và cơ hội tái định vị cho các đô thị mới hình thành. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dần hình thành những trục phát triển mới, đồng thời hé lộ những vấn đề mang tính cơ cấu cần được xử lý để tạo nền tảng phát triển bền vững.
Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Siết quản lý dự án nhà ở xã hội: Chủ đầu tư phải công khai giá bán để người dân giám sát

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 201/2025/QH15 về giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.
Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Giá nhà ở xã hội vẫn ở mức cao do nhiều yếu tố cấu thành

Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng tăng cao nhưng giá bán liên tục bị phản ánh là “vượt tầm tay” của người thu nhập thấp, đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã có những lý giải cụ thể về nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội không còn “rẻ” như kỳ vọng.
Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Giải pháp hạ giá bất động sản: Cần gỡ nút thắt pháp lý và kiểm soát đầu cơ

Thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua liên tục ghi nhận mức giá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, đặc biệt là nhóm thu nhập trung bình và thấp. Trong khi giao dịch vẫn trầm lắng, giá nhà đất không hạ nhiệt, kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội và tính bền vững của nền kinh tế. Để đưa giá BĐS trở về giá trị thực, loạt giải pháp đang được đề xuất và triển khai, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng và cơ cấu sản phẩm.
Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Shophouse chân đế chung cư: Từ “gà đẻ trứng vàng” đến nỗi lo thoát hàng

Từng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn nhờ tiềm năng sinh lời cao, shophouse chân đế tại các dự án chung cư nay đang rơi vào cảnh ế ẩm, giá thuê giảm sâu, giá bán đi ngang hoặc thậm chí sụt nhẹ. Thị trường biến động nhanh cùng sự thay đổi hành vi tiêu dùng đang khiến mô hình đầu tư này mất dần sức hút.
Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Đa dạng sản phẩm tại Triển lãm Vietbuild 2025

Nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực bất động sản, xây dựng, nội ngoại thất tham gia Triển lãm Quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 2025, thể hiện sự phục hồi, khởi sắc thị trường nhà ở Việt Nam nói chung trong những tháng đầu năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động