Siết bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới
Đàn ông Việt mua sắm online ngày càng nhiều | |
Mua sắm trực tuyến đang dần thay thế mua sắm truyền thống | |
Việt Nam gần “đội sổ” ở Đông Nam Á về mua sắm online |
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng ngành này trung bình 25%-30%/năm và có khả năng đứng thứ 3 Đông Nam Á vào năm 2025.
Bùng nổ nhưng thiếu kiểm soát
Thực tế, giao dịch thương mại điện tử qua biên giới hiện nay rất dễ dàng, không chỉ với doanh nghiệp mà cả cá nhân. Chẳng hạn, chỉ cần có tài khoản và thẻ thanh toán quốc tế, người mua có thể chọn mua bất kỳ món hàng nào trên các trang như Amazon, Alibaba… với chi phí khá hợp lý và thời gian vận chuyển chỉ 5-15 ngày.
Không chỉ thế, người mua hàng còn có thể đặt lệnh mua hàng trực tiếp từ nước ngoài ngay trên các trang thương mại điện tử trong nước như Lazada, Shopee… thông qua dịch vụ liên kết do các trang này cung cấp. Nhiều trang web bán hàng tổng hợp của nước ngoài hoặc website riêng của các nhãn hiệu hàng hóa trên thế giới cũng cho phép mua hàng và thanh toán trực tiếp qua thẻ thanh toán quốc tế.
Mua sắm trực tuyến hàng hóa nước ngoài ngày càng phát triển nhưng cơ quan quản lý chưa có công cụ hiệu quả để kiểm soát hoạt động này Ảnh: HOÀNG TRIỀU |
Bộ Tài chính đánh giá thương mại điện tử phát triển là xu hướng tất yếu, do đó nhà nước cần có các quy định cụ thể để thực hiện việc quản lý. Để đáp ứng nhu cầu quản lý, đã có hàng loạt quy định được xây dựng trong Luật Giao dịch thương mại điện tử, Nghị định 52 về thương mại điện tử, Nghị định 72 về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Luật An ninh mạng, Luật Quản lý thuế…
Tuy nhiên, các quy định này chưa đầy đủ, đồng bộ nên các bên tham gia hoạt động thương mại điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện.
Đáng lưu ý, trong thực tế đã phát sinh nhiều tình huống đòi hỏi cần có quy định quản lý nghiêm ngặt. "Khi thương mại điện tử qua biên giới phát triển mạnh mẽ, các cơ quan quản lý nhà nước phải đối mặt với các vấn đề như thiếu thông tin, khai báo không chính xác; khó ngăn chặn các lô hàng cấm; hàng hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu; hàng buôn lậu do số lượng hàng hóa gửi nhỏ lẻ trong khi chất lượng thông tin; dữ liệu trước về hàng hóa không có nhiều; khó kiểm soát chống gian lận về phân loại và xuất xứ hàng hóa để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi đặc biệt…" - dự thảo của Bộ Tài chính nêu rõ.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp như cần quy định chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan phải cung cấp thông tin về hàng hóa và người bán hàng; cần quy định cụ thể về chấp nhận trị giá mua bán qua thương mại điện tử là trị giá thực của giao dịch để thực hiện tính thuế với điều kiện các thông tin về việc mua bán được gửi đến hệ thống quản lý chung.
Chỉ cần làm tốt quy định cũ
Góp ý cho đề án, ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), cho rằng quản lý thương mại điện tử là hoạt động tổng hợp giữa nhiều bộ ngành, cơ quan chuyên ngành. Do đó, để quản lý tốt cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn. "Thương mại điện tử thực chất được quản lý theo các quy định về thương mại, xuất nhập khẩu, thuế... nói chung.
Bản chất của thương mại điện tử là tận dụng hạ tầng điện tử để thực hiện giao dịch, mọi vấn đề khác liên quan đến chất lượng hàng hóa, thuế, thông quan... đều thực hiện theo pháp luật chung. Như vậy, không cần thiết xây dựng thêm đề án quản lý mà chỉ cần thực hiện tốt quy định đã có" - Phó Chủ tịch VECOM phân tích.
Cũng theo ông Bình, việc đặt vấn đề thương mại điện tử gây khó khăn cho quản lý của cơ quan nhà nước, gây thất thu thuế... là chưa thỏa đáng và công bằng. Do hàng hóa được xuất nhập khẩu theo hình thức thông thường cũng có thể gian lận thuế, không bảo đảm chất lượng, chứ không phải chỉ giao dịch trực tuyến mới có tình trạng này. "Thật ra, hàng hóa đưa lên trang thương mại điện tử còn dễ thống kê, truy xuất hơn hàng hóa nhỏ lẻ được xách tay về tràn lan ngoài thị trường.
Tôi cho rằng thương mại điện tử hiện nay đang góp phần nào đó giúp cho nền kinh tế phát triển tốt. Việc cần làm hiện nay là nâng cao nghiệp vụ quản lý thay vì có đề án riêng. Xây dựng đề án nhưng có thực hiện được hay không lại là câu chuyện khác. Cần tránh lặp lại câu chuyện đặt vấn đề thu thuế bán hàng online nhưng đến nay vẫn chưa làm được" - ông Bình nêu quan điểm.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, cho rằng các quy định quản lý thương mại điện tử cụ thể liên quan đến từng bộ, ngành dù đầy đủ đến đâu nhưng không có sự phối hợp vẫn không có tác dụng. Do đó, cần chỉ rõ đơn vị đứng ra chủ trì quản lý để quy rõ trách nhiệm.
Dưới góc độ doanh nghiệp thương mại điện tử về mua bán hàng hóa từ nước ngoài, ông Phạm Đạt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Fado, nêu kiến nghị cần chính sách thuế, hải quan thông thoáng, đơn giản, tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp thương mại điện tử.
Bởi vì, thương mại điện tử xuyên biên giới chủ yếu dừng ở nhập khẩu các món hàng, linh kiện, chi tiết nhỏ lẻ với thuế suất không được ưu đãi. Trong khi đó, doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng sản phẩm nguyên chiếc lại hưởng nhiều ưu đãi từ các hiệp định thương mại. Do đó, nguồn thuế thu được từ thương mại điện tử là không nhỏ nếu như doanh nghiệp được tạo điều kiện kinh doanh.
Chưa kiểm soát được luồng tiền Bà Nguyễn Thị Cúc đánh giá việc quản lý thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới hiện nay chưa đạt kết quả tốt do chưa kiểm soát được luồng tiền thông qua các giao dịch ngân hàng, nhất là với các đối tượng khó kiểm soát như sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. "Còn thiếu cơ sở dữ liệu để xác định doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh, thu nhập chịu thuế của người nộp thuế liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới, dẫn đến chưa thu thuế được. Cần phải làm chặt chẽ hơn điểm này, nhất là cần sự phối hợp từ phía ngân hàng" - bà Cúc nêu ý kiến. |
Theo Thùy Dương/ nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22