Sẽ có quy định mới về chuẩn chính tả
Những điểm mới môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể | |
Bộ GD&ĐT công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể |
Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội thảo về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. GS Thuyết cho rằng, hiện nay học sinh học ngoại ngữ từ lớp 3, đặc biệt trong thời kì hội nhập quốc tế, cần thiết phải có một số thay đổi để phù hợp hơn.
Thay đổi cách viết tên riêng nước ngoài
Theo GS Thuyết, dự thảo quy định mới về chính tả chỉ có 3 nội dung chính: Đó là quy định về cách viết tên riêng, quy định về cách viết thuật ngữ và một số quy định khác.
Tên riêng ở đây gồm tên người; tên địa lý; tên các tổ chức, đơn vị, danh hiệu, giải thưởng, lễ tết… Cách viết tên riêng Việt Nam không thay đổi so với quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT,.
Về tên riêng nước ngoài, có một số quy định sau: Những tên nước ngoài được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt đã phổ biến, quen thuộc thì giữ nguyên và viết hoa giống như cách viết tên riêng tiếng Việt, ví dụ: Hắc Hải, Đại Tây Dương; Mỹ, Anh, Bắc Kinh, Thượng Hải; Đỗ Phủ, Lý Bạch,…
Đối với các trường hợp còn lại, có 3 cách viết. Thứ nhất, viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Paris,...
Thứ hai, đối với những chữ viết khó viết nguyên dạng thì chuyển các kí hiệu của chữ viết đó sang chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva, Sankt Peteburg,...
Trong trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Nile, Cleopatra,..
Đối với những tên riêng liên quan đến nhiều nước thì dùng tên gọi phổ biến nhất hoặc một tên gọi phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. Trường hợp tên riêng đã quen sử dụng theo một hình thức phổ biến có tính quốc tế thì giữ cách viết thông dụng, không viết như nguyên ngữ. Ví dụ, viết tên nước có thủ đô Budapest là Hungary, không viết là Magyarország.
Những quy định này giống quy định trong Quyết định 240/QĐ (năm 1984) về chính tả và thuật ngữ tiếng Việt trong SGK của Bộ Giáo dục. Cũng theo GS Thuyết, việc áp dụng quy định này có lợi so với cách phiên âm có gạch nối, tạo điều kiện tiện để học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Quy định này cũng phù hợp với một thực tế là theo chương trình giáo dục mới, học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3.
Sách giáo khoa ba lớp đầu cấp tiểu học (lớp 1, 2 và 3) sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên. |
Quy định về cách viết thuật ngữ
Theo dự kiến của Ban soạn thảo quy định về chính tả, đối với những thuật ngữ mà tiếng Việt sẵn có hoặc dịch sang tiếng Việt dễ hiểu thì sử dụng các thuật ngữ này, ví dụ: các chất vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, nhôm; các hình tam giác, bình hành, chữ nhật,…
Đối với những thuật ngữ có tính hệ thống, có tính sản sinh cao (tạo ra nhiều thuật ngữ cùng gốc) thì viết theo tên nguyên dạng và phổ biến trong ngành khoa học đó. “Viết như thế cũng là để người đọc tiện tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Hãy tưởng tượng, nếu học sinh Việt Nam chỉ quen với tên các chất hóa học dưới hình thức phiên âm thì khi tham dự các kì thi quốc tế về khoa học, các em sẽ lúng túng như thế nào”, GS Thuyết phân tích.
Tuy nhiên, dự thảo có quy định riêng đối với sách giáo khoa cấp tiểu học. SGK ba lớp đầu cấp tiểu học (lớp 1, 2 và 3) sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên; ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn, Mát-xcơ-va, Tô-ky-ô…
Đối với SGK lớp 4 và lớp 5, bên cạnh tên riêng được phiên âm có tên nguyên dạng hoặc chuyển tự đặt trong ngoặc đơn; ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison), Mát-xcơ-va (Moskva), Pa-ri (Paris), Tô-ky-ô (Tokyo), để chuẩn bị cho học sinh lên lớp trên quen với cách viết nguyên dạng tiếng nước ngoài.
Ngoài ra, dự thảo có một số quy định cá biệt:
Thứ nhất, quy định về viết chữ “i” hay “y” sau các phụ âm: h, k, l, m, s, t trong những âm tiết không có phụ âm cuối, ví dụ: “bác sĩ” hay “bác sỹ”, “tỉ lệ” hay “tỷ lệ”… Trường hợp này, dự thảo quy định mới vẫn theo quy định đã có từ năm 1980 của Bộ GD&ĐT, để tránh làm xáo trộn một thói quen đã hình thành sau gần 40 năm áp dụng.
Thứ 2 là vị trí đặt dấu thanh. Dự thảo quy định đặt dấu thanh vào âm chính. Điều này phù hợp với kết quả phân tích ngôn ngữ học: Trong tiếng Việt, thanh điệu bao giờ cũng rơi vào âm chính.
Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng một chữ cái, dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái đó, ví dụ: nhà, vịt, hoà (trong tiếng “hòa”, dấu thanh đặt trên âm chính “a” vì “o” chỉ là âm đệm).
Trong trường hợp âm chính được thể hiện bằng hai chữ cái, thì: a) Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất. Ví dụ: bìa, lụa, lửa,...; b) Đối với các kí hiệu iê, yê, uô, ươ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai. Ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được,...
Theo Mỹ Hà/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54