Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học
Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp Hà Nội sẽ có chính sách thu hút nhân tài tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
Chung tay phát triển, sẻ chia trách nhiệm
Được triển khai từ tháng 12/2022, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” không chỉ góp phần nâng cao chất lượng dạy - học mà còn khơi dậy mạnh mẽ tinh thần sẻ chia, đoàn kết trong toàn ngành.
![]() |
Giáo viên các nhà trường tăng cường giao lưu, chia sẻ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục. |
Là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng, triển khai phong trào từ những ngày đầu, nhà giáo Nguyễn Thị Phương Lan (Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Trãi - Ba Đình, quận Ba Đình) cho biết: Nhà trường bắt đầu từ sự chung tay sẻ chia, gắn kết nội lực đội ngũ từ chính mỗi giờ dạy. Thông qua phong trào “Đồng hành trong từng tiết dạy”, nhà trường xây dựng văn hóa dự giờ để đồng nghiệp học hỏi lẫn nhau với tinh thần vì một giờ dạy tốt hơn và vì sự tiến bộ của học sinh.
Mô hình ngày càng được nhân rộng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho đội ngũ nhà giáo khi triển khai các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đến nay, nhà trường có 18 nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”. Mỗi thầy cô giáo của trường tự nguyện phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu, kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ hỗ trợ đồng nghiệp, học sinh tại trường, Trường THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình còn có nhiều hoạt động kết nối với một số trường khu vực huyện như Trường THPT Minh Quang (huyện Ba Vì), Trường THPT Lưu Hoàng (huyện Ứng Hòa)… Sự cảm phục tinh thần vượt khó của hai trường có điểm tuyển sinh gần như thấp nhất Thành phố nhưng lại có kết quả tốt nghiệp 100%, nhiều môn thi tốt nghiệp cao hơn điểm trung bình chung, đặc biệt là có học sinh đoạt giải quốc gia đã góp phần thúc đẩy ý chí và tinh thần vượt khó của cả thầy và trò nhà trường.
Chia sẻ về sự thay đổi của Trường Tiểu học Khánh Thượng - một ngôi trường cách trung tâm Hà Nội gần 100km, cách trung tâm huyện hơn 40km; học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Dao - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết: Cách đây không lâu, khi nhắc tới việc triển khai dạy một chuyên đề để đồng nghiệp trong huyện dự, không ít thầy cô giáo của nhà trường cảm thấy e ngại, thiếu tự tin; còn học sinh thì nhút nhát, rụt rè. Việc chủ động, tích cực tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, nhất là câu lạc bộ tiếng Anh là điều học sinh chưa thể làm được. Thế nhưng, bằng sự quyết tâm của Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cùng Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Khánh Thượng, Trường Tiểu học Kim Đồng, những hoạt động hỗ trợ chuyên môn, những buổi giao lưu học hỏi đã được tổ chức thường xuyên.
Từ sự hỗ trợ của Phòng GD&ĐT quận Ba Đình, trong suốt hơn 1 năm, cô giáo Phạm Ngọc Anh (giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng) đã đều đặn 2 ngày/tuần đến Trường Tiểu học Khánh Thượng để trực tiếp lên lớp, dạy dỗ học sinh nơi đây. Những tiết dạy của cô đã giúp các học sinh đồng bào dân tộc Dao, Mường từ nhút nhát trở nên tự tin, cởi mở, mạnh dạn hơn. Các thầy cô giáo của trường cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý trong từng tiết dạy.
Bên cạnh các hoạt động chia sẻ, học tập trong lĩnh vực chuyên môn, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng là một nội dung được các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục quan tâm. Việc cho học sinh các trường ngoại thành thăm quan học tập ở các trường nội thành và ngược lại được nhiều trường tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các đơn vị còn tích cực hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó.
Kéo gần khoảng cách
Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022 - 2025 đã thu hút sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị, trường học.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, đã có 30/30 quận, huyện, thị xã kết nối xây dựng kế hoạch cùng chung tay phát triển. Từ kế hoạch của các Phòng GD&ĐT, 1.176 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã tổ chức gặp gỡ, xây dựng và triển khai kế hoạch giao ước thực hiện chương trình phối hợp giữa các đơn vị, tập trung vào các hoạt động: Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông; phát huy vai trò của cá nhân và tập thể giữa các đơn vị trong việc giải quyết những vấn đề khó, những vấn đề lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện chương trình môn học...
Qua gần 3 năm triển khai, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” đã tạo cơ hội cho những kinh nghiệm, bài học hay trong giáo dục được lan tỏa, chia sẻ để hỗ trợ, cùng nhau tạo thêm sức mạnh cho chính mình. Từ thực tế đơn vị mình đến thực tế đơn vị bạn, từ kết quả của phong trào, mỗi nhà trường đã có thêm động lực, thêm định hướng, thêm niềm tin, thêm sự trợ giúp trong quá trình phát triển, từng bước góp phần thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy học giữa các đơn vị, địa phương... |
Về phía các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, đã có 147 đơn vị ký cam kết giao ước; tập trung vào những nội dung thiết thực, giúp nhau tháo gỡ vướng mắc trong công tác quản lý, hoạt động chuyên môn, đặc biệt là việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc các trường có chất lượng tốt cắt cử giáo viên cốt cán hỗ trợ cho những trường gặp khó khăn về đội ngũ; tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm giữa các trường; tham quan học tập các mô hình giảng dạy của nhau là những chia sẻ hết sức thiết thực, không chỉ giúp giáo viên học hỏi lẫn nhau mà còn tạo động lực phần đấu, vươn lên cho các trường, nhất là những trường chất lượng dạy và học chưa cao. Giáo viên cốt cán tham gia giảng dạy ở những nơi khó khăn học hỏi được tinh thần vượt khó ở đơn vị bạn. Giáo viên ở những nơi khó khăn học hỏi được những kinh nghiệm hay trong công tác chuyên môn, tự tin hơn trong những nỗ lực của mình.
Phong trào còn đặc biệt có ý nghĩa thiết thực đối với nhà trường, học sinh vùng khó khăn với hàng trăm suất học bổng, hàng nghìn cuốn sách, vở, thiết bị học tập, lớp học miễn phí đã được trao tặng tới các trường khó khăn. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non ngày càng chuyển biến. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,81% (cao nhất từ trước đến nay), đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố (tăng 17 bậc so với năm 2022); trong đó nhiều trường vùng khó khăn, lần đầu tiên đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100%...
Để tiếp tục duy trì, lan tỏa phong trào, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đề nghị các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã cùng các nhà trường đưa phong trào trở thành nội dung trong đánh giá thi đua - khen thưởng hằng năm, xác lập phong trào như một tiêu chí chính thức phản ánh hiệu quả hoạt động giáo dục của từng đơn vị.
Cùng đó, các đơn vị, nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn liên trường, liên quận, huyện, thị xã theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến; tổ chức thường xuyên các hoạt động giao lưu giữa giáo viên, học sinh của các trường khu vực nội thành và ngoại thành; lồng ghép phong trào vào các các chương trình, hoạt động lớn của ngành; nhân rộng các mô hình đỡ đầu học sinh khó khăn, tổ chức lớp học miễn phí, hỗ trợ thiết bị, học bổng và phương tiện học tập cho học sinh...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Tin khác

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh
Giáo dục 07/05/2025 19:11

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục 07/05/2025 13:56

Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"
Giáo dục 06/05/2025 14:11

Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế
Giáo dục 05/05/2025 22:47

Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu
Giáo dục 05/05/2025 17:35

Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 05/05/2025 16:59

Hà Nội: Thời gian công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10
Giáo dục 03/05/2025 06:08

Các số máy hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội
Giáo dục 03/05/2025 06:02

3 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025
Giáo dục 01/05/2025 15:37

Hà Nội sẽ có chính sách thu hút nhân tài tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 01/05/2025 13:30