Sân chơi khu tập thể từng bước “hồi sinh”
Hiệu quả từ không gian sinh hoạt cộng đồng |
Từ ký ức xưa đến kỳ vọng mới
Nhiều người Hà Nội, đặc biệt là những ai từng sinh sống tại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Thành Công hay Giảng Võ, hẳn còn nhớ hình ảnh những khoảng sân nhỏ rộn ràng tiếng cười trẻ thơ, nơi người già tập dưỡng sinh, thanh niên chơi cầu lông, bóng chuyền mỗi buổi chiều.
Bà Đinh Thị Lan, cư dân khu tập thể Trung Tự, nhớ lại: “Hồi đó làm gì có điện thoại hay mạng Internet. Trẻ con cứ tan học là ùa ra sân chơi nhảy dây, đá bóng, đạp xe. Chiều đến, người lớn cũng ra hóng gió, chuyện trò. Sân chính là trái tim của khu dân cư”.
Tuy nhiên, theo thời gian, các sân chơi dần bị thu hẹp. Sự gia tăng dân số, nhu cầu gửi xe, quán xá lấn chiếm, công trình xây dựng mọc lên khiến sân chơi chỉ còn trong ký ức. Không gian sinh hoạt cộng đồng mai một dần, và nhiều người lo rằng “sân chơi” sẽ vĩnh viễn biến mất giữa Thành phố hiện đại.
Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ sự vào cuộc của chính quyền và các tổ chức xã hội, các sân chơi cộng đồng đang dần “hồi sinh” tại nhiều khu tập thể. Không chỉ phục hồi mặt bằng, các sân còn được lắp đặt thiết bị thể thao, hệ thống chiếu sáng, hàng rào an toàn… tạo nên điểm sinh hoạt lành mạnh, văn minh giữa lòng đô thị.
Chị Anh Thư (ngõ 6/75 Đặng Văn Ngữ, phường Phương Liên - Trung Tự) chia sẻ: “Từ ngày sân được cải tạo, các con tôi rất háo hức ra chơi mỗi tối. Tôi cũng yên tâm hơn vì sân có rào chắn, đèn sáng, không lo xe cộ hay người lạ. Ở đô thị chật chội, những sân chơi như vậy thực sự quý giá cho trẻ vận động và phát triển thể chất”.
Không gian nhỏ, giá trị lớn
Theo các chuyên gia giáo dục, hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác, rèn luyện thể chất và học cách xử lý xung đột. Trong bối cảnh trẻ em ngày càng phụ thuộc thiết bị điện tử, những sân chơi nhỏ góp phần khơi dậy sự tương tác xã hội và giảm thụ động.
Không chỉ trẻ nhỏ, sân chơi còn là nơi gắn kết cộng đồng người lớn tuổi. Ông Trần Văn Tuấn (cư dân khu tập thể Giảng Võ, Ba Đình) cho biết: “Sáng nào tôi cũng ra sân tập thể dục, gặp bà con chuyện trò, thấy tinh thần thoải mái hẳn. Người cao tuổi nếu có không gian tập luyện sẽ vui hơn, khỏe hơn và giảm cảm giác cô đơn”.
![]() |
Sân chơi ở các khu tập thể đang dần "hồi sinh". |
Một điều dễ nhận thấy là sân chơi được sử dụng thường xuyên sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội. Bà Thục Đoan - Tổ trưởng tổ dân phố 22 (phường Phương Liên - Trung Tự), khẳng định: “Trước đây, sân vắng người, thanh niên tụ tập gây mất trật tự. Nay có đèn, có người tập thể dục, không gian sạch sẽ, cây xanh được trồng lại, bãi rác tự phát cũng không còn nữa”.
Thành công của các sân chơi không thể thiếu vai trò của chính quyền địa phương. Ông Phạm Minh Chính - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phương Liên - Trung Tự, cho biết: “Phường thường xuyên tuyên truyền, xử lý lấn chiếm, giao sân chơi cho tổ dân phố quản lý theo quy chế rõ ràng. Khi phát hiện vi phạm, Ban chỉ đạo 197 vào cuộc xử lý ngay”.
Tuy nhiên, ông Chính cũng thẳng thắn nhìn nhận: Việc duy tu, bảo trì sân chơi hiện gặp khó khăn vì thiếu kinh phí. Do đó, phường kêu gọi sự chung tay của người dân. “Các bác lớn tuổi nhắc nhở trẻ nhỏ, chi hội phụ nữ tham gia quét dọn, bảo vệ thiết bị. Nhờ thế mà các sân chơi vẫn giữ được trật tự và an toàn”, ông cho biết.
Dù vậy, không ít người dân vẫn mong muốn có chính sách dài hạn hơn. Chị Nguyễn Thị Phương (khu tập thể Kim Liên, Đống Đa) chia sẻ: “Sân chơi rất cần thiết, nhưng nhiều nơi gạch đã bong, xích đu hỏng mà không ai sửa. Nếu có kế hoạch bảo trì định kỳ, giao rõ trách nhiệm thì sẽ tốt hơn”.
Bên cạnh hoạt động thể chất, nhiều cư dân đề xuất mở rộng chức năng sân chơi thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Việc tích hợp thư viện nhỏ, lớp kỹ năng sống, không gian vẽ tranh, âm nhạc cho trẻ sẽ biến sân chơi thành nơi nuôi dưỡng tinh thần và văn hóa khu dân cư, không chỉ là chỗ vui chơi đơn thuần.
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu tăng diện tích không gian công cộng bình quân đầu người lên gần 10m2. Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn chế, việc phát triển sân chơi tại khu dân cư là một giải pháp khả thi, hiệu quả, ít tốn kém nhưng mang lại lợi ích xã hội to lớn.
Theo các chuyên gia quy hoạch đô thị, cần đưa sân chơi vào quy hoạch cứng, tránh tình trạng vừa cải tạo xong đã bị lấn chiếm trở lại. Bài toán không nằm ở kinh phí mà ở sự đồng lòng của ba bên: Chính quyền, cư dân và các tổ chức xã hội. Chỉ khi đó, sân chơi mới thực sự sống, và sống bền vững.
Một khu dân cư có sân chơi đẹp và sinh hoạt cộng đồng sôi nổi sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa về hành vi văn minh. Người dân chủ động chăm sóc, giữ gìn không gian sống. Đây là một hệ sinh thái xã hội lành mạnh, góp phần vào mục tiêu phát triển đô thị bền vững mà Hà Nội đang hướng tới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phát triển Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia thành công trình biểu tượng của Hà Nội và cả nước

Thay đổi xét tuyển Đại học khiến thầy trò “đứng ngồi không yên”

Đại biểu đề xuất phân cấp cho Tòa án khu vực được xét xử tất cả các vụ án hình sự

Khẳng định vai trò của công tác nữ công trong hoạt động công đoàn

Hà Nội ghi nhận thêm 181 trường hợp mắc sởi

Người thợ điện yêu nghề và những sáng kiến mang lại hiệu quả sản xuất

Đề xuất cân nhắc sửa tuổi bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tin khác

Gỡ “nút thắt” cuối cùng, dự án đường trục phía Nam Hà Nội bước vào giai đoạn nước rút
Nhịp sống Thủ đô 19/05/2025 11:25

Rạng ngời ánh sáng đạo đức Hồ Chí Minh
Nhịp sống Thủ đô 19/05/2025 06:51

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường
Nhịp sống Thủ đô 18/05/2025 16:01

Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất
Nhịp sống Thủ đô 18/05/2025 08:21

Gia Lâm: Hỗ trợ nhà và phương tiện sản xuất cho các hộ cận nghèo, khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 18/05/2025 06:30

Đẩy mạnh học tập và làm theo Bác thông qua mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”
Nhịp sống Thủ đô 18/05/2025 06:01

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị
Nhịp sống Thủ đô 17/05/2025 21:35

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện
Media 17/05/2025 20:35

Hà Nội: Phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
Nhịp sống Thủ đô 17/05/2025 17:42

Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Nhịp sống Thủ đô 17/05/2025 12:58