-->
Bảo tồn và phát triển không gian công cộng trong lòng đô thị:

Kỳ cuối: Khi chính quyền, cư dân cùng cộng đồng có trách nhiệm

(LĐTĐ) Đầu tháng 10 vừa qua, Hội thảo trực tuyến Mô hình cộng đồng trong không gian công cộng – Câu chuyện của Việt Nam và Đức do Viện Goethe Hà Nội phối hợp với Think Playgrounds tổ chức. Những giải pháp, kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu của Đức và Việt Nam trong việc thiết kế và xây dựng các không gian công cộng với sự tham gia của người dân đã được chia sẻ.
Kỳ 2: Những mô hình sáng tạo độc đáo Kỳ 1: Đã thiếu còn bị chiếm dụng

Nhận thức của người dân về chơi chưa được coi trọng

Kiến trúc sư Chu Kim Đức, Giám đốc doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds người đã dành gần chục năm để vận động cho “Quyền được chơi” thông qua việc làm các dự án sân chơi cho trẻ em trong cộng đồng. Bắt đầu từ một nhóm tình nguyện năm 2014, đến nay kiến trúc sư Chu Kim Đức và cộng sự đã phối hợp cùng các tổ chức, địa phương làm gần 200 sân chơi và không gian công cộng cho người dân và trẻ em.

“Năm 2012, khi tôi học làm phim ở Doclab, tôi gặp bà Judith Hansen, một phụ nữ Mỹ mong muốn tặng cho Hà Nội một sân chơi. Bà ấy có sở thích đi khắp nơi trên thế giới để chụp ảnh sân chơi, nhưng lại không tìm thấy sân chơi đúng nghĩa ở Hà Nội. Judith nói với chúng tôi về quyền được chơi, rằng sân chơi không chỉ là 1 không gian trống trải, mà phải là nơi có các thiết bị chơi dành cho trẻ em, nơi trẻ em có thể chơi tự do, giao lưu và không phải trả tiền.

Tuy dự án của bà không thực hiện được nhưng nó đã truyền cảm hứng cho tôi. Chúng tôi thành lập Think Playgrounds, một doanh nghiệp xã hội với cam kết sử dụng một phần lợi nhuận để duy trì các sân chơi, không gian thân thiện cho trẻ em trong thành phố”, kiến trúc sư Chu Kim Đức chia sẻ.

Kỳ cuối: Khi chính quyền, cư dân cùng cộng đồng có trách nhiệm
Năm 2018, sân chơi ở thôn Hà Lỗ, Đông Anh do Think Playgrounds thi công đã được nhận Giải ba của UNESCO Việt Nam về nghệ thuật tái chế. (Ảnh chụp trước khi dịch Covid-19 xảy ra).

Với nỗ lực của mình, Think Playgrounds đã dành được nhiều sự quan tâm cũng như ủng hộ từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư. Thế nhưng, đằng sau đó là những khó khăn mà chỉ người trực tiếp làm mới hiểu. Để làm được những không gian công cộng lý tưởng ấy, vai trò của các tổ dân phố và bản thân mỗi bậc phụ huynh vô cùng quan trọng. Khi họ nhận thức được vai trò của các sân chơi công cộng này trong đời sống của chính mình, họ mới quyết tâm xây dựng và phát triển nó.

“Trong quá trình làm, chúng tôi vấp phải khó khăn lớn nhất là nhận thức của người dân về vấn đề chơi chưa được coi là quan trọng. Nhiều phụ huynh thắc mắc khi có sân chơi con họ chơi quá nhiều không chịu học thì sao? Họ cũng lo lắng về tai nạn khi chơi. Cuộc sống trong đô thị ít gắn kết với thiên nhiên nên họ sợ con bị côn trùng cắn, chơi đất cát là bẩn… Và khi ấy chúng tôi lại phải có những đối thoại, giải thích rằng chơi có rất nhiều lợi ích và những lo lắng của phụ huynh là không sai nhưng cũng cần phải hiểu trẻ sẽ học được gì qua việc chơi và sự lo ngại nhiều sự lại làm hạn chế khả năng phát triển lành mạnh của trẻ. Hơn hết, sân chơi công cộng này đâu chỉ dành riêng cho trẻ em, nó sẽ trở thành không gian chung để mọi người có thể sử dụng”, kiến trúc sư Chu Kim Đức bộc bạch.

Sân chơi như một yêu cầu tối thiểu

Đồng sáng lập Think Playgrounds, ông Quốc Đạt cũng chia sẻ: Khi mới thành lập, chúng tôi đã phải đi rất nhiều hội thảo để gặp gỡ các kiến trúc sư gạo gội trong làng quy hoạch nhưng không ai có một khái niệm gì về sân chơi theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Và chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian để giúp họ hiểu rõ hơn thế nào là sân chơi, thế nào là những công trình trên khu đất trống được gọi là sân chơi và sự cần thiết có sân chơi công cộng và trẻ em và người dân.

Thật vui mừng khi có sự thay đổi đáng ghi nhận khi đầu năm nay, chúng tôi rất bất ngờ khi Bộ Xây dựng đã có Thông tư số 01/2021/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, trong đó sân chơi đã được đưa vào như một yêu cầu tối thiểu của các công trình dịch vụ, công cộng, khu dân cư… Nghĩa là từ năm từ năm nay trở đi bất kỳ tập đoàn đầu tư bất động sản muốn xây dựng dịch vụ, công cộng để ở thì phải quỹ đất dành cho sân chơi. Đây cũng chính là đòn bẩy pháp lý để cho những cộng đồng dân cư và những bậc phụ huynh có thể lên tiếng vì quyền lợi của mình.

Sau sân chơi đầu tiên ở Hà Lỗ và mới đây nhất là ở Tổ 46 thị trấn Đông Anh, hiện huyện Đông Anh đã có 30 sân chơi được làm từ những vật liệu tái chế, nguyên liệu là những chiếc lốp xe, gỗ, chai nhựa… Từ những vật dụng này, đã tạo được sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh sau những giờ giải lao, từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, thải ra môi trường mỗi năm từ những chiếc lốp xe, túi ni lông.

Bà Trần Thị Thuý Hằng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh cho biết, Đông Anh là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, có khu công nghiệp Bắc Thăng Long thu hút lao động nhập cư đến sinh sống và làm việc ngày càng đông, tác động đến đời sống của người dân trên địa bàn. Chính vì vậy, bám sát sự chỉ đạo của lãnh đạo huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã chủ động tham mưu, xây dựng các kế hoạch, chương trình trọng tâm đăng ký thực hiện hàng năm với các nội dung liên quan tới phụ nữ, trẻ em nhằm bảo vệ an ninh xã hội trên địa bàn bằng những việc làm thiết thực, cụ thể.

Minh chứng rõ nét nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với chính quyền địa phương, các đối tác, nhà tài trợ như doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds, khảo sát lên kế hoạch và lấy ý kiến cộng đồng; xây dựng, thiết kế và lắp đặt các sân chơi cho trẻ em. Cùng với việc học tập, các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh là nhu cầu không thể thiếu cho trẻ em. Các sân chơi được lắp đặt tại các nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng được các em hào hứng tham gia…

Để chuẩn bị cho công tác xây dựng huyện Đông Anh thành quận, đến nay, Đề án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh thành quận và 15 Đề án thành phần đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua và đang được tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, trong đó có Đề án xây dựng, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa - khu thể thao thôn, tổ dân phố huyện Đông Anh giai đoạn 2018-2020; Đề án bảo tồn, phát huy các bộ môn văn hóa, thể thao truyền thống trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020 và những năm tiếp theo liên quan trực tiếp đến trẻ em và phụ nữ. Vì vậy, với vai trò và trách nhiệm của mình, Hội Phụ nữ của Đông Anh luôn tạo điều kiện cho những hoạt động liên quan đến lợi ích của trẻ em để làm sao các em phát triển toàn diện nhất và cũng đem lại được những cái lợi ích chính đáng cho cộng đồng.

“Trong đó, sân chơi cộng đồng là mô hình được chính quyền và người dân địa phương đánh giá rất cao, chúng tôi cũng rất phấn khởi và mong rằng thời gian tới tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Viện Goethe Hà Nội và Think Playgrounds để xây dựng nhiều sân chơi hơn nữa, để làm sao phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, phấn đấu thành quận của Thủ đô”, bà Trần Thị Thuý Hằng mong muốn.

Tin rằng, những tín hiệu vui từ hành lang pháp lý cũng như nỗ lực của các tổ chức, cộng đồng dân cư sẽ giúp nhân rộng sân chơi, không gian công cộng thân thiện cho trẻ em và người dân Thủ đô.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động