Rộn ràng làn điệu dân ca
Cuộc “sinh ba” không hẹn trước
Những ai lần đầu tiếp xúc, nhìn cô giáo Hứa Thu Huyền có vóc dáng mảnh mai, ít người tin chị đã là bà mẹ của 4 đứa con, đã vượt qua muôn vàn khó khăn của đời thường để luôn giữ trong tim ngọn lửa tình yêu với sự nghiệp giáo dục. Năm 2005, khi con trai đầu được 10 tuổi, cô giáo Huyền mới sinh lần thứ hai. Nhưng lần này cô được các bác sĩ chỉ định phải mổ đẻ cấp cứu sớm hơn dự kiến 1 tháng vì cô mang đa thai, trong khi đó sức khỏe lại yếu. Cùng một lúc, ba cô con gái ra đời, trong hoàn cảnh khó khăn của gia đình lúc bấy giờ thì đó là một gánh nặng vô cùng lớn đối với Huyền mà không ai có thể san sẻ. Ba cháu sinh thiếu tháng nên nhẹ cân, Huyền vừa sức yếu lại bị mất sữa nên việc nuôi dưỡng cực kỳ gian nan. Tuy việc sinh 3 đứa con cùng lúc là ngoài ý muốn, nhưng khi đó cô không hề nhận được bất kỳ trợ cấp nào của các tổ chức xã hội ngoài sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Khó khăn chồng chất khiến có lúc cô hoang mang, vì có lúc không đủ tiền mua sữa, đồ dùng cho cả ba cháu. Có thời gian Huyền phải gửi bớt một cháu về Nghĩa Lộ nhờ chị gái nuôi dùm. Thấy vợ quá vất vả, anh Dương Văn Hùng, chồng của Huyền phải xin nghỉ hưu trước 5 năm để ở nhà chăm sóc các con.
Nhớ lại những năm tháng mới tốt nghiệp trường Sư phạm về dạy học tại xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn rồi chuyển về dạy học ở Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, cô gáo Huyền chia sẻ: “Chính sự rèn luyện trong môi trường đày gian khổ khi dạy ở miền núi đã giúp em có được nghị lực, quyết tâm để vượt lên những khó khăn sau này, nhất là thời gian mới chuyển về ngôi trường đầu tiên là trường TH Diêm - Gỗ Cầu Đuống, sau này là trường TH Ngô Gia Tự”. Sau những năm tháng miệt mài, say mê và nỗ lực trong mọi mặt, cô Hứa Thu Huyền trở thành Phó Hiệu trưởng trường TH Ngô Gia Tự, phụ trách hoạt động chuyên môn. Mặc dù rất bận vì nuôi bốn con nhỏ, nhưng cô Huyền luôn đảm bảo nề nếp trong mọi hoạt động. Các giáo viên trong trường vẫn luôn nhận được những lời góp ý xác đáng và động viên chân thành về chuyên môn, tác phong lên lớp và nhiều kinh nghiệm quý báu khác từ hiệu phó Hứa Thu Huyền.
Trước đó, cô giáo Huyền được nhiều người biết đến với vai trò là một Chủ tịch Công đoàn giỏi, năng động trong công tác, quan tâm, động viên tới từng CB, GV, NV trong trường, được các đoàn viên công đoàn yêu quý. 17 năm công tác tại trường TH Ngô Gia Tự, cô Hứa Thu Huyền luôn là tấm gương sáng về vượt lên khó khăn, vừa làm trọn trách nhiệm của một nhà giáo (GV dạy giỏi cấp quận) vừa làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, người vợ đảm đang.
Nói về việc nuôi tới 3 con nhỏ, cô giáo Huyền cho biết, vì cùng một lúc vừa phải nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ ba cháu và lại lo làm tròn trách nhiệm của một cán bộ quản lý, nên hầu như cô không có đủ thời gian tập trung kèm cặp học hành cho ba cô con gái. Tuy là chị em sinh ba, nhưng mỗi cháu lại có cá tính khác nhau. Hiện cả ba cháu cùng học lớp 4A1 của Trường TH Giang Biên, sức học cả ba cháu ở mức trung bình. “Ước mong lớn nhất của em là cả ba cháu đều mạnh khỏe, ngoan ngoãn. Em cũng rất vui vì cả ba cháu gái đều yêu thích múa hát như mẹ, các cháu cùng tham gia nhiệt tình tại Câu lạc bộ năng khiếu múa của Trung tâm văn hóa quận Long Biên và tham gia các chương trình nghệ thuật do trường tổ chức”, cô giáo Hứa Thu Huyền nói.
Thêm yêu trường từ những điệu dân ca
Cô giáo Hứa Thu Huyền, đã khiến nhiều đồng nghiệp phải sửng sốt trước niềm đam mê nghệ thuật của cô. Ai cũng hiểu ở đâu cũng có các thầy, cô giáo yêu âm nhạc theo cách riêng của mình, nhưng đáng nói là cô giáo Huyền không chỉ yêu thích mà cô còn truyền cho các học sinh tình yêu đối với âm nhạc nói chung và đặc biệt là âm nhạc dân tộc nói riêng. Cô khao khát biến những làn điệu dân ca ba miền Bắc- Trung -Nam thành niềm cảm hứng hồn nhiên, trong trẻo cho học trò của mình, với mong mỏi tâm hồn các em sẽ đẹp hơn, các em sẽ sống nhân văn hơn và biết yêu quê hương, đất nước. Trong chuyên môn, Hứa Thu Huyền là tác giả của nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp Thành phố, nhưng cô còn là tác giả soạn lời của nhiều bài hát dân ca dành cho thiếu nhi như hồi còn làm Tổng phụ trách ở trường TH Ngô Gia Tự, dựa trên làn điệu bài “Cây trúc xinh”, cô giáo Huyền đã soạn thành bài hát ngợi ca mái trường Ngô Gia Tự. Bài hát nhanh chóng được học sinh và giáo viên yêu thích, làn điệu dân ca duyên dáng hòa lẫn vào lời bài hát đã vun đắp trong tâm hồn thầy và trò tình yêu tha thiết đối với mái trường của mình.
Khi chuyển sang trường TH Giang Biên, với cương vị Hiệu trưởng dù bận rộn hơn rất nhiều nhưng cô Hứa Thu Huyền vẫn say mê đem tình yêu âm nhạc đến với học sinh. Năm học 2004-2005, cô giáo Huyền có đề tài “Giáo dục âm nhạc cho học sinh tiểu học thông qua việc sáng tác và đặt lời mới cho các làn điệu dân ca quen thuộc”, được Sở GD-ĐT Hà Nội xếp loại B cấp thành phố. Trên cơ sở đó, năm 2010 Sở GD-ĐT Hà Nội đã tuyển chọn và phát hành 15 bài hát “Thiếu nhi với dân ca” do cô giáo Huyền soạn lời: Nhớ ơn thầy cô giáo, Đêm hội Trung thu, Hát mừng Thăng Long- Hà Nội, Nụ cười xinh, Trường em thân thiện, Khuyên em mười nhớ, Colgate người bạn thân, chúng em là măng non đất nước … Những bài hát này được dựa trên các làn điệu dân ca từ Quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca Thanh Hóa, dân ca Nam Bộ cho đến dân ca Xê Đăng, dân ca Hrê (Tây nguyên).
Lòng say mê đưa âm nhạc và các làn điệu dân ca dân tộc vào môi trường giáo dục của cô giáo Huyền được nhiều người biết đến. Cô được mời tham gia trao đổi một số chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam như “Bàn tròn âm nhạc”, “Em yêu làn điệu dân ca”… Năm học 2011-2012, cô giáo Hứa Thu Huyền được Sở GD-ĐT Hà Nội và Hội âm nhạc Hà Nội trao tặng giải thưởng “Sáng tác ca khúc cho học sinh phổ thông”.
Nằm sát chân đê sông Đuống, trường TH Giang Biên vẫn giữ được dáng vẻ khiêm nhường, hồn hậu của một vùng quê hơn là một ngôi trường giữa đô thị ồn ào. Có lẽ chính nét độc đáo ấy đã giúp cho cô và trò của trường vững vàng trong hoạt động chuyên môn mà vẫn say mê với các làn điệu dân ca. Vừa lo làm tròn trách nhiệm quản lý, trách nhiệm của người mẹ có 4 con, cô giáo Huyền vẫn cố gắng thu xếp thời gian tham gia các hoạt động nghệ thuật phục vụ các sự kiện chính trị của thành phố, của quận Long Biên và của phường. “Âm nhạc chính là tình yêu, là nguồn động viên cho em vượt qua mọi khó khăn, cùng tập thể hội đồng giáo viên không ngừng đưa trường TH Giang Biên đi lên để không phụ lòng tin cậy của cha mẹ học sinh”, cô giáo Huyền chia sẻ.
Lan Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Tin khác
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Cộng đồng 03/02/2025 09:36
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06