Rách họng vì cố nhịn hắt hơi
Chớ coi thường bệnh cúm mùa | |
Nguy hiểm của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp |
Bệnh nhân nam 34 tuổi phải nhập viện do hầu như không thể nuốt hoặc nói được sau khi kẹp mũi và ngậm chặt miệng để kiềm chế cơn hắt hơi. Khi thăm khám các bác sĩ cũng nghe thấy những tiếng lạo xạo và lục cục kỳ lạ, kéo dài từ cổ xuống đến ngực. Việc chiếu chụp đã xác nhận rằng không khí từ phổi của bệnh nhân đã tràn vào các mô và cơ sâu khi không thể thoát ra.
Các bác sĩ tai mũi họng tại các Bệnh viện Đại học Leicester NHS Trust đã tiết lộ chi tiết về tình trạng của bệnh nhân trên tờ BMJ Case Reports và cảnh báo rằng cố gắng nhịn cơn hắt hơi mạnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng và thậm chí là phình mạch não chết người.
Hắt hơi có thể làm bắn ra các giọt nước xa hơn 10m với vận tốc hơn 300km/giờ. |
Tác giả chính của nghiên cứu, TS Wanding Yang, nói: "Nhịn hắt hơi bằng bịt mũi và miệng là một cách làm nguy hiểm và cần tránh. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng, như tràn khí trung thất (không khí bị kẹt trong ngực giữa hai phổi), thủng màng nhĩ, và thậm chí vỡ phình mạch não".
Các bác sĩ cho biết tình trạng của người đàn ông cũng tương tự như hội chứng Boerhaave, trong đó thực quản bị rách do nôn khan hoặc nôn mửa dữ dội. Nhưng trong trường hợp của bệnh nhân này, tăng áp lực do nhịn hắt hơi gây ra vết rách ở cao hơn trong họng, vùng hầu họng, nằm ngay sau lưỡi.
Trước đây đã có những trường hợp bệnh nhân nhập viện do vỡ màng nhĩ, vỡ mạch máu trong mắt, tổn thương dây thần kinh mặt, rách cơ và thậm chí rạn xương sườn có cố nén hắt hơi.
Bác sĩ nói rằng hắt hơi có mục đích là tống những hạt bụi có thể gây hại, chất kích ứng hoặc vi trùng ra ngoài. Cố nén hắt hơi không chỉ gây nguy cơ rách họng, mà còn có thể khuyến khích sự tích tụ của các vi khuẩn hoặc kích hoạt cơn hen.
Bệnh nhân nhập viện được cho ăn qua ống và kháng sinh đường tĩnh mạch cho đến khi hết sưng và đau. Sau 7 ngày, bệnh nhân đã đủ khỏe để ra viện với lời khuyên sau này đừng bịt cả hai lỗ mũi khi hắt hơi. Và đối với những người vẫn cần nhịn hắt hơi, các chuyên gia khuyên nên xát vào mũi, hít thở sâu qua mũi, hoặc xát vào vùng phía trên môi.
Theo Cẩm Tú/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47