Ra mắt nền tảng kết nối việc làm dành cho công nhân và người lao động
Nền tảng congnhanviet.com ra đời với mục tiêu thúc đẩy cơ hội kết nối việc làm dành cho công nhân và người lao động. Đây là một website hỗ trợ thông tin, đặc biệt là thông tin việc làm dành cho người lao động nói chung và công nhân nói riêng. Nền tảng này cũng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al), dữ liệu lớn (big data) và mạng xã hội, giúp cá nhân hóa và hỗ trợ chuyên biệt trong việc tìm kiếm việc làm. Từ đó, thông qua nền tảng congnhanviet.com, công nhân và người lao động trên cả nước có thể dễ dàng tìm kiếm được những công việc chính thức cũng như công việc làm thêm tại nhà, công việc có tính chất thời vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Theo bà Trần Thị Thu Trang (đại diện Dự án Thúc đẩy Phát triển bền vững ngành dệt may tại các nước châu Á (FABRIC) của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ)), dự án FABRIC của GIZ đã nỗ lực triển khai dự án tập trung vào người lao động ở các quốc gia khác nhau trong khu vực nhằm hỗ trợ điều kiện sống và làm việc tốt nhất cho họ. Trong đó, Việt Nam là một trong các quốc gia có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu.
“Chúng tôi rất vinh dự được đồng hành và hỗ trợ nền tảng congnhanviet.com để đẩy nhanh quá trình phục hồi của người lao động, từ đó thúc đẩy khả năng phát triển bền vừng của ngành dệt may ở Việt Nam” - bà Trần Thị Thu Trang cho biết.
Đợt dịch bùng phát lần thứ tư ước tính có khoảng gần một triệu lao động ngành dệt may bị ảnh hưởng. (Ảnh minh họa) |
Theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, đợt dịch bùng phát lần thứ tư ước tính có khoảng gần một triệu lao động dệt may bị ảnh hưởng do phải nghỉ việc, nghỉ việc luân phiên, giảm giờ làm, nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, thu nhập giảm sút. Dịch bệnh ảnh hưởng tới hơn 94% người lao động tham gia khảo sát.
Trong đó, hơn 60% ngừng việc, 27% làm việc “ba tại chỗ” và 6% làm việc luân phiên. Có tới 81% người lao động cho biết tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ đều bị giảm hơn một nửa. Trước sự tác động của đại dịch Covid-19 đến thu nhập, đã có gần 50% người lao động phải tiết kiệm triệt để các khoản chi tiêu trong gia đình, gần 26% người lao động phải sử dụng đến tiền tiết kiệm và 20,1% người lao động phải vay mượn người thân/ngân hàng. Đáng chú ý, 1,4% người lao động phải vay tín dụng đen với lãi suất cao để trang trải cuộc sống.
Hiện tại, dù tình trạng việc làm tại các nhà máy và công ty đã dần tăng trở lại nhưng phần lớn người lao động vẫn chịu các ảnh hưởng lâu dài vì phải nghỉ việc hoặc giảm thu nhập trong nhiều tháng. Lượng lớn công nhân và người lao động đã đi làm lại nhưng năng suất và thu nhập không thể quay lại mức trước khi dịch bùng phát. Như vậy, nhu cầu ổn định và tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng được kết nối với công việc, gia tăng thu nhập chính là giải pháp góp sức cho nền kinh tế Việt Nam lấy lại sức bật của mình.
Bà Lê Kim Dung (Giám đốc Quốc gia, CARE Quốc tế tại Việt Nam) phát biểu tại buổi ra mắt. |
Bà Lê Kim Dung (Giám đốc Quốc gia, CARE Quốc tế tại Việt Nam) nhận định: “Đại dịch Covid-19 đã tạo ra gánh nặng mang đặc tính giới cho nữ công nhân. Việc thiếu thốn thời gian làm việc, chăm sóc bản thân và áp lục chăm sóc con cái đã trở thành những rào cản lớn đối với việc chuyển đổi hay thăng tiến trong công việc của họ.
Đặc biệt, đối với những trường hợp làm mẹ đơn thân thì việc chăm sóc con cái càng là gánh nặng, là những lo toan mà họ phải đối diện. Chúng tôi tin rằng hỗ trợ lao động trong các ngành nói chung và đặc biệt là ngành may mặc với số lượng lao động nữ chiếm phần lớn nói riêng là hỗ trợ một trong những nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, nhưng cũng là những người tiên phong trong công cuộc phục hồi kinh tế”.
Tại buổi ra mắt, bên cạnh phần phát biểu và chia sẻ về dự án hết sức chi tiết đến từ đại diện các bên liên quan, Tọa đàm mang tên “Thực trạng tìm kiếm việc làm online của công nhân và giải pháp” cũng chỉ ra cụ thể những vấn đề khó khăn của người lao động và nguyên nhân thúc đẩy việc xây dựng nền tảng congnhanviet.com.
Tọa đàm được mở đầu với nội dung chia sẻ về kết quả nghiên cứu “Công nhân may trong đại dịch: Nhu cầu và trải nghiệm tìm việc làm thay thế” do TUVA Communication thực hiện với sự hỗ trợ của CARE Quốc tế tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhu cầu cụ thể của nhóm đối tượng mà dự án nền tảng hỗ trợ công nhân đang hướng đến, với mục tiêu đáp ứng chính xác nhu cầu tìm việc làm thay thế của họ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Thông qua việc phân tích dữ liệu trong các nhóm tuyển dụng/tìm việc làm của công nhân trên Facebook và phỏng vấn sâu với công nhân ngành may, báo cáo đã mô tả các khuôn thức trong hành vi tìm việc làm trên mạng của công nhân.
Tọa đàm “Thực trạng tìm kiếm việc làm online của công nhân và giải pháp” cũng chỉ ra cụ thể những vấn đề khó khăn của người lao động và nguyên nhân thúc đẩy việc xây dựng nền tảng congnhanviet.com. |
Theo bà Nguyễn Xuân Hường (nghiên cứu viên), nhu cầu tìm kiếm việc làm thay thế của nhóm công nhân, trong đó có công nhân ngành may mặc nói riêng tăng lên đáng kể trong đại dịch. Dù hầu hết các công nhân được phỏng vấn trong nghiên cứu đều mong muốn tiếp tục duy trì công việc tại công ty nhưng họ cũng bắt đầu tìm kiếm thêm nhiều cách khác để cải thiện nguồn thu nhập của mình. Đa số các công nhân ngành may tìm kiếm thêm các công việc làm tại nhà như nhận may gia công, làm đồ thủ công, bán hàng online hoặc các công việc phù hợp với những kỹ năng có sẵn của họ.
“Giải pháp công nghệ sẽ góp phần giúp đỡ cho cuộc sống của người lao động được cải thiện và tiện lợi hơn. Cùng với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, chúng tôi hy vọng sẽ đem tới cho công nhân một nền tảng hữu ích và phù hợp với họ” - ông Đinh Trần Tuần Linh (Founder, Giám đốc Công ty cổ phần TUVA Communication) bày tỏ.
Chị Lang Thị Thảo (một công nhân may tại thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Từ khi có trang web congnhanviet.com, tôi thấy rất hữu ích. Thông tin trên trang được kiểm tra trước nên những công việc có độ tin tưởng cao. Tìm kiếm việc làm ở khu vực mình đang sống rất tiện. Các công ty tuyển dụng cũng ghi rất rõ ràng về giờ làm việc, lương thưởng và các chế độ đãi ngộ cho công nhân, có thông tin liên lạc rõ ràng giúp tìm kiếm công việc phù hợp trở nên dễ dàng, không sợ lừa đảo giống mấy trang tìm việc trên mạng hay qua môi giới tìm việc làm nào đó”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24