Quyết không điều trị hóa chất để sinh con
“Gà trống” chăm con
Chúng tôi gặp anh Dương Ngọc Tùng (chồng chị Nông Thị Hảo) tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) - nơi con trai họ là cháu Dương Ngọc Lâm đang nằm điều trị. Trên khuôn mặt buồn rầu vì nhiều đêm thức trắng trông con, anh Tùng chia sẻ, vợ anh mang thai đến tuần thứ 27, thì phát hiện bị ung thư máu, gia đình đã nhanh chóng đưa hai mẹ con nhập viện. Được sự giúp đỡ của các bác sĩ, chị Hảo đã cố giữ thai cho đến 30 tuần thì buộc phải cho mổ sớm để chị Hảo bắt đầu vào điều trị. Thời điểm đó, sức khỏe của chị Hảo đã quá yếu. Nếu cứ gắng gượng kéo dài nuôi thai trong bụng, thì sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con.
“Ngay khi quyết định cho vợ tôi mổ đẻ, các bác sĩ đã thông báo ca mổ của vợ tôi khá nguy hiểm. Đứa trẻ sinh non khi chưa đủ tháng tuổi, nên chỉ nặng 1,2kg và lại bị suy hô hấp nặng, phải nằm lại nhiều ngày trong lồng kính và thở bình oxy” - anh Tùng cho biết thêm.
Những lúc không có người đỡ đần, anh Tùng (chồng chị Hảo) lại tự tắm cho con. |
Chứng kiến cảnh anh Tùng chăm sóc con nhỏ, ai cũng chạnh lòng. Bởi lẽ, là người đàn ông dù có khéo léo tới đâu, thì vẫn có sự vụng về, lóng ngóng. “Từ việc nựng cháu ngủ, cho cháu tu bình sữa, tôi đều nhìn mọi người làm để học theo. Khó nhất là việc tắm cho cháu, tôi phải rất cẩn thận bởi cháu quá nhỏ, chỉ sợ bế mà lọt rơi mất con” - anh Tùng ngượng ngùng nói. “Như hiểu được hoàn cảnh của mình, cháu Lâm ít quấy khóc, cứ tắm xong, tu sữa bình rồi ngủ ngon lành, nên bố cháu cũng đỡ vất vả” - chị Hoa (người đi chăm con cùng phòng bệnh) cho biết.
Mặc dù, Lâm đã được ra khỏi phòng cấp cứu, nhưng cháu đang bị vàng da và cần theo dõi thêm. Chia sẻ với phóng viên về bệnh tình của vợ mình, anh Tùng cho biết: “Khi vợ tôi mổ đẻ, tôi cũng mong hai mẹ con được gặp nhau ít phút. Nhưng do sức khỏe vợ tôi quá yếu, nên mổ xong, các bác sĩ đã quyết định chuyển luôn về Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương điều trị”.
Là người trực tiếp chăm sóc bé Lâm, bác sĩ Đỗ Tuấn Anh - Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) - cho biết: “Bé là trẻ mổ chủ động, sinh ra không khóc được, tím tái, xương ngực cơ mềm, bị suy hô hấp. Trẻ đẻ ra được kích thích, hút dịch, hút mũi miệng, cho thở oxy và phải dùng kháng sinh mạnh và truyền dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch, truyền đường, đạm, các yếu tố vi lượng. Hiện tình trạng của bé đã ổn hơn, bé đã cai được máy thở và dừng kháng sinh, nhưng biểu hiện da nhợt nhạt, nên đang làm xét nghiệm công thức máu xem có thiếu máu hay không để còn xử lý tiếp”.
Con khát sữa mẹ “ứa bình”
Những ngày qua, anh Tùng vẫn chạy qua lại giữa 2 bệnh viện, vừa chăm vợ vừa chăm con. Dù mệt, nhưng điều đó không khiến anh khổ tâm bằng việc chứng kiến vợ đau bệnh, lại suy sụp tinh thần vì nhớ con.“Vợ tôi phờ phạc vì nhiều đêm mất ngủ. Rồi bị sốt vì sữa về căng tràn, nhưng lại không được gần con và cũng không được cho con bú. Giờ cứ nhắc, hoặc nhìn ảnh con, là vợ tôi khóc”.
Anh Tùng còn nhớ như in những ngày tháng chị Hảo phát hiện mình bị ung thư máu, các bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã khuyên chị Hảo bỏ thai để điều trị ung thư. “Nghe bác sĩ nói vậy, vợ tôi khóc đến sưng húp cả mắt. Dù biết cố giữ thai để sinh sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con, nhưng vợ tôi quyết tâm, dù có đánh đổi tính mạng, cô ấy cũng sẽ giữ con lại” - anh Tùng nói trong nước mắt.
Gạt nước mắt anh Tùng kể tiếp, vợ anh phát hiện cùng lúc 2 bệnh, ung thư máu và thiếu máu. Hiện tại, chị Hảo đã khỏe hơn và đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau sinh. Tuy nhiên, vì có nhọt ở cổ, nên chưa thể truyền hóa chất ngay, bởi nếu truyền hóa chất lúc này thì tỉ lệ bùng phát nhiễm khuẩn cao, nguy cơ sẽ bị nhiễm khuẩn huyết.
Với tình cảnh hiện nay, cả vợ và con anh Tùng đều nằm viện, nên việc chăm cô con gái đầu 5 tuổi đều nhờ vào bà ngoại. Nhưng, điều anh Tùng lo nhất hiện nay là làm sao có tiền đóng viện phí với hoàn cảnh gia đình khó khăn như thế. Trong khi anh là lao động chính trong nhà, thì phải trực tiếp đi chăm sóc vợ con vì nhà neo người. Bởi vậy hoàn cảnh gia đình anh càng thêm khó khăn.
Được biết, bên Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có đưa phiếu tạm ứng 10 triệu đồng cho gia đình để đóng tiếp cho vợ đã 1 tuần, nhưng anh vẫn chưa đi vay được. Còn bên Bệnh viện Bạch Mai, số tiền viện phí đều là do anh em, bạn bè cho mượn. Vì sợ vợ lo lắng, anh Tùng thường động viên vợ và khuyên vợ yên tâm điều trị để gia đình sớm đoàn tụ. “Tôi biết vợ tôi đau lắm vì phải chiến đấu với cơn đau do bệnh tật, hay những ngày sữa về phát sốt, nhưng lúc nào Hảo gặp tôi cũng chỉ hỏi về con thôi. Tôi cứ động viên cố gắng chữa trị, rồi mấy hôm nữa con ổn, sẽ cho con sang đây để mẹ con gặp nhau” - anh Tùng cho biết thêm.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54