-->

Quy định cụ thể về tiếp nhận, thực hiện hoạt động tố tụng, thanh tra sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan cần được giải quyết, trong đó các hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thanh tra sẽ được tiếp tục như thế nào để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người liên quan là một nội dung rất quan trọng.
Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả

Theo Nghị quyết 190/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án đúng thời hạn, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án đã thực hiện một hoặc một số nội dung của các hoạt động này trong các vụ án, vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước thì cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không thực hiện lại các nội dung này sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, Nghị quyết quy định cơ quan thanh tra sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan đã chuyển giao chức năng, nhiệm vụ thanh tra.

Cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không còn tổ chức thanh tra thì thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành mà thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không còn tổ chức thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thành lập đoàn thanh tra hoặc đề nghị Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra.

Quy định cụ thể về tiếp nhận, thực hiện hoạt động tố tụng, thanh tra sau sắp xếp tổ chức bộ máy
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh minh họa: VGP

Riêng đối với cơ quan thanh tra của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cuộc thanh tra đang tiến hành hoặc đã kết thúc thanh tra trực tiếp nhưng chưa ban hành kết luận thanh tra thì đoàn thanh tra tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan có chức năng thanh tra sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước xem xét, ban hành kết luận thanh tra.

Cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không còn tổ chức thanh tra thì người đứng đầu giao đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, khi thảo luận về Nghị quyết, đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) cho rằng, cần quy định rõ trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan như sau: "Cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án phải chủ động phối hợp với cơ quan trước đó để đảm bảo quá trình chuyển giao, không làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý vụ án, vụ việc".

Đồng thời, quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ quan, người có thẩm quyền mới phải rà soát và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến các vụ án, vụ việc đang giải quyết để đảm bảo tiến độ và tính liên tục của hoạt động tố tụng, hoạt động thi hành án.

Cũng theo đại biểu, trường hợp phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giữa cơ quan trước và cơ quan tiếp nhận sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước thì Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét và phân định thẩm quyền trong thời hạn không quá 10 ngày.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, các hoạt động giam giữ, tố tụng hình sự, thanh tra là hết sức tế nhị, có liên quan đến quyền của con người. Việc cho phép tiếp tục kế thừa để tổ chức thực hiện theo quy trình, theo tổ chức tố tụng là một vấn đề quan trọng. “Cần có một sự thận trọng, khách quan, công tâm, vô tư để làm sao ổn định và phát huy tính dân chủ, quyền của con người không bị ảnh hưởng”, theo đại biểu.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sắp xếp tổ chức bộ máy có phạm vi tác động rất sâu rộng và chúng ta có lẽ rằng cũng chưa thể dự liệu hết được các tình huống phát sinh.

Do vậy, Nghị quyết đã quy định về nguyên tắc để giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó có một cơ chế khá đặc biệt là Quốc hội cho phép Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao xem xét, ban hành giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Đồng thời cũng cho phép các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản bằng hình thức văn bản hành chính để hướng dẫn giải quyết vấn đề phát sinh. Đây là quy định trong một điều kiện rất đặc biệt của đất nước để bảo đảm xử lý kịp thời, nhanh chóng những vấn đề phát sinh. Mục đích cao nhất là quy định đặt ra phải bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 8, Nghị quyêt 190/2025/QH15 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính do sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước dẫn đến thay đổi tên gọi nhưng không thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì được giữ nguyên thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính do sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước dẫn đến thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn thì Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh đó phù hợp với các nguyên tắc của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời gian Chính phủ chưa có quy định thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước do Chánh Thanh tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc các chức danh khác đang có thẩm quyền xử phạt tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật cho đến khi có quy định thay thế.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Bộ Tài chính yêu cầu hoàn tất quyết toán ngân sách năm 2024 đúng thời hạn, tổ chức bàn giao đầy đủ, nguyên trạng các nguồn lực tài chính.
Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

Sau 2 tháng tích cực đồng bộ nhiều giải pháp, hành trình “hồi sinh” dòng sông Tô Lịch đang bước vào giai đoạn mới với nhiều kỳ vọng. Từ việc nạo vét dòng sông, xây dựng phương án xử lý triệt để nguồn thải đến bổ cập nước sông Hồng, bổ cập nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ dân quận Tây Hồ, xây đập dâng giữ nước và chỉnh trang cảnh quan... Hà Nội đang triển khai một chiến lược toàn diện, quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

Tập 17 của "Những chặng đường bụi bặm" (lên sóng lúc 20h00, thứ Năm ngày 17/4/2025 trên VTV3) hứa hẹn là một bước ngoặt đầy biến động, khi không khí đoàn viên ấm cúng bỗng chốc vỡ tan bởi sự thật phơi bày và những mâu thuẫn chôn giấu từ lâu.
Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Tận tâm chăm lo cho đoàn viên, người lao động bằng chuỗi hoạt động thiết thực

Chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực và ý nghĩa của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa dành cho đoàn viên, người lao động, nhất là lao động nữ đã mang lại niềm vui, hạnh phúc rất lớn cho họ, đồng thời càng khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn quận.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ

Quý I/2025, tư tưởng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trong huyện ổn định, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo hiệu quả trong lao động, sản xuất.
Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Bắt khẩn cấp Hải "lé" và 9 đối tượng trong đường dây tín dụng đen

Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội cho biết đã bắt giữ Nguyễn Tiến Hải (tức Hải “lé”) và nhóm đối tượng liên quan đến các hành vi: Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đánh bạc, không tố giác tội phạm...
Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh

Tài xế đã uống bia trong bữa tối nhưng vẫn chở khách về Hà Tĩnh

Sáng 17/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội cho biết, khi phát hiện xe khách chạy không đúng tuyến đường được cấp phép, CSGT đã dừng xe kiểm tra. Quá trình làm việc, nhận thấy tài xế có biểu hiện nghi vấn, tổ công tác đã kiểm tra nồng độ cồn.

Tin khác

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.
Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường, được ứng dụng, phục vụ trong cuộc sống để tránh bị lãng phí nguồn lực...
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Xem thêm
Phiên bản di động