Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh
Nhiều cán bộ các cơ quan của Quốc hội tự nguyện từ cấp trưởng xuống cấp phó Sắp xếp tổ chức bộ máy: Bảo đảm không gián đoạn công việc |
Nhập, chia đơn vị hành chính phải phù hợp với quy hoạch có liên quan
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), với nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có các quy định về tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng khái quát về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Cụ thể, Luật quy định việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc: Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước.
Đồng thời, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương.
Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm để các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi; thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.
![]() |
Ủy ban nhân dân phường Thịnh Quang (quận Đống Đa) giải quyết thủ tục hành chính cho công dân sau sắp xếp đơn vị hành chính. |
Đồng thời, bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho nhân dân; bảo đảm tiêu chuẩn của đơn vị hành chính theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
Chính phủ xây dựng đề án trình Quốc hội
Cũng theo Luật mới, việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp: Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia; do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
Về thẩm quyền, Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Về trình tự, thủ tục, Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
Khi thảo luận về nội dung này, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam) đề nghị rà soát, quy định thống nhất về thẩm quyền, quy trình thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị hành chính giữa Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), tránh chồng chéo trong việc ra quyết định về điều chỉnh địa giới hành chính.
Đại biểu cũng đề xuất quy định rõ Quốc hội có quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh, còn Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo đề nghị của Chính phủ.
Còn đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) cho rằng, chủ trương của Đảng qua nhiều kỳ đại hội đều chỉ đạo phải đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị và đặc điểm nông thôn và hải đảo.
Thực tiễn cũng cho thấy, sau khi sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 như thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và đến nay là thành phố Hải Phòng đã được Quốc hội cho phép thực hiện chính quyền đô thị một cấp và cho thấy mang lại hiệu quả rất tốt.
“Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy thì tổ chức chính quyền địa phương cũng cần phải được thiết kế lại phù hợp với đặc điểm của đô thị và đặc điểm của nông thôn, điều này cũng không trái với Hiến pháp.
Tôi đề nghị nghiên cứu trong khi chưa đổi mới được tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, thì cần mạnh mẽ đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị để thúc đẩy sự phát triển kinh tế”, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân
Tin khác

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ
Sự kiện 16/04/2025 15:01

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân
Sự kiện 16/04/2025 14:47

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm
Sự kiện 16/04/2025 12:25

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử
Sự kiện 16/04/2025 12:21

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)
Sự kiện 16/04/2025 09:55

Mọi sản phẩm nghiên cứu khoa học công nghệ phải đi tới thị trường
Sự kiện 16/04/2025 09:01

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách
Sự kiện 15/04/2025 19:15

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa
Sự kiện 15/04/2025 14:37

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân
Sự kiện 15/04/2025 11:26

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Sự kiện 14/04/2025 18:18