--> -->

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả

PGS.TS đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, chủ trương sáp nhập các tỉnh nếu được triển khai một cách bài bản, đồng bộ và có sự đồng thuận cao trong xã hội, sẽ tạo một hệ thống hành chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên phát triển mới - nơi mà bộ máy Nhà nước không chỉ tinh gọn mà còn thực sự vận hành theo nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và hướng tới sự thịnh vượng chung của đất nước.
Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh

Một trong những nội dung quan trọng trong Kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị là nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. PGS.TS, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Hoài Sơn (Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về chủ trương đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân này.

Phóng viên: Đất nước ta đã từng thực hiện nhiều cuộc cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và gần đây nhất là cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18. Ông có cho rằng, việc tiếp tục sắp xếp bỏ cấp huyện và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh là phù hợp và cần thiết trong giai đoạn hiện nay?

PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Tôi nghĩ rằng việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 126-KL/TW, trong đó yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, là một chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước.

Tôi đánh giá cao quyết tâm của Bộ Chính trị trong việc thúc đẩy cải cách hành chính một cách toàn diện và triệt để. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng việc thực hiện chủ trương này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, có lộ trình phù hợp và đặc biệt phải đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả
PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn cho rằng việc sáp nhập tỉnh cần được thực hiện có lộ trình hợp lý. Ảnh: QH

Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính không chỉ là câu chuyện về tinh giản bộ máy, mà quan trọng hơn là làm sao để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đảm bảo sự ổn định về chính trị - xã hội, và không làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục tại địa phương.

Theo tôi, thời điểm này là phù hợp để bắt đầu nghiên cứu, nhưng việc triển khai cần có lộ trình cụ thể, lấy ý kiến rộng rãi và có những mô hình thí điểm trước khi áp dụng trên diện rộng.

Quan trọng hơn, cần xác định rõ tiêu chí sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện dựa trên các yếu tố như quy mô dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội, tính kết nối giao thông, mức độ đô thị hóa,... để đảm bảo hiệu quả thực sự của cải cách. Nếu làm tốt, đây sẽ là cú hích lớn để đất nước bước vào kỷ nguyên quản trị hiện đại, giảm bớt bộ máy cồng kềnh, tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền.

Tôi tin tưởng rằng, nếu được triển khai một cách bài bản, đồng bộ và có sự đồng thuận cao trong xã hội, chủ trương này sẽ tạo ra một hệ thống hành chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên phát triển mới - nơi mà bộ máy Nhà nước không chỉ tinh gọn mà còn thực sự vận hành theo nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và hướng tới sự thịnh vượng chung của đất nước.

Phóng viên: Ông cho rằng việc thực hiện chủ trương này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vậy, theo ông, việc sáp nhập các tỉnh cần dựa trên những tiêu chí cụ thể như thế nào?

PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Tôi nghĩ rằng việc sáp nhập tỉnh cần được thực hiện một cách thận trọng, có lộ trình hợp lý và dựa trên các tiêu chí khoa học, khách quan nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý hành chính cũng như sự phát triển bền vững của từng địa phương.

Trước hết, việc sáp nhập phải dựa trên những tiêu chí rõ ràng, bao gồm diện tích, quy mô dân số, kết nối hạ tầng, đặc điểm kinh tế - xã hội và sự tương đồng về văn hóa - lịch sử. Những tỉnh có diện tích nhỏ, dân số thấp, kết nối giao thông thuận lợi và có nền kinh tế tương đồng nên được ưu tiên sắp xếp lại để tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

Quá trình này cần có một lộ trình thực hiện hợp lý, tránh gây xáo trộn lớn. Có thể bắt đầu bằng việc thí điểm sáp nhập một số tỉnh có điều kiện phù hợp, từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh chính sách trước khi mở rộng phạm vi thực hiện.

Song song với đó, việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy hành chính phải được tính toán chặt chẽ, tránh tình trạng phình to, chồng chéo chức năng sau sáp nhập. Đồng thời, cần có chính sách hợp lý để xử lý đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư, đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, không ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền địa phương.

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có nhiều dư địa để phát triển. Ảnh: Phương Ngân

Quan trọng hơn cả, việc sáp nhập tỉnh phải lấy người dân làm trung tâm. Sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp là yếu tố quyết định thành công của quá trình này.

Do đó, cần có các cơ chế tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi để đảm bảo rằng việc thay đổi đơn vị hành chính không gây khó khăn trong cuộc sống hằng ngày cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp, nhất là trong những giai đoạn đầu chuyển đổi, để tạo điều kiện thuận lợi cho cả chính quyền và người dân thích nghi với mô hình mới.

Phóng viên: Với việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, theo ông, mô hình chính quyền 3 cấp sẽ có những ưu điểm gì?

PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Tôi cho rằng, việc xem xét bỏ cấp huyện ở những địa phương có điều kiện phù hợp sẽ giúp giảm bớt bộ máy cồng kềnh, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp chính quyền.

Khi các đơn vị hành chính trung gian được sắp xếp lại, quy trình ra quyết định sẽ trở nên nhanh chóng hơn, giảm bớt thời gian và thủ tục hành chính không cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh chuyển đổi số và hướng đến một nền quản trị hiện đại, nơi mà công nghệ và dữ liệu có thể thay thế phần lớn các quy trình thủ công trước đây.

Mô hình chính quyền 3 cấp (Trung ương - tỉnh - xã/thành phố trực thuộc tỉnh) sẽ có những ưu điểm nổi bật. Quan trọng nhất là sự tập trung quyền lực và trách nhiệm, giúp các cấp chính quyền hoạt động nhanh nhạy, hiệu quả hơn. Khi bỏ cấp huyện, tỉnh sẽ trực tiếp quản lý và chỉ đạo các đơn vị cấp xã, thị trấn, từ đó tạo ra sự thống nhất trong triển khai chính sách, tránh tình trạng "cắt khúc" hoặc chồng chéo trong quản lý.

Ngoài ra, mô hình này cũng tăng cường tính tự chủ của địa phương, khi cấp tỉnh có thẩm quyền lớn hơn trong quyết định các vấn đề phát triển. Điều này phù hợp với xu hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn, giúp các tỉnh linh hoạt trong quản lý mà không phải chờ đợi quá nhiều quyết định từ cấp trên. Đồng thời, cấp xã, phường cũng sẽ được trao quyền nhiều hơn, trở thành những đơn vị quản lý Nhà nước thực sự gần gũi với người dân.

Tuy nhiên, để tận dụng được những ưu điểm này, việc tổ chức lại bộ máy phải đi kèm với cải cách thể chế, đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực để quản lý trên quy mô lớn hơn, cũng như ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để đảm bảo chính quyền vận hành trơn tru, hiệu quả. Nếu làm tốt, đây sẽ là một bước chuyển mang tính đột phá, giúp đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ và bền vững hơn.

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả
Ủy ban nhân dân phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám giải quyết thủ tục hành chính cho công dân sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Tôi cho rằng, khi bỏ được một khâu trung gian như cấp huyện, các tỉnh, thành phố sẽ có cơ hội mạnh lên, tận dụng tối đa nguồn lực và tài nguyên để phát triển nhanh, hiệu quả hơn. Hiện nay, nhiều địa phương đang gặp tình trạng phân tán nguồn lực do bộ máy hành chính cồng kềnh, trong đó cấp huyện đôi khi trở thành tầng nấc trung gian làm chậm trễ quá trình ra quyết định, gây lãng phí thời gian và chi phí quản lý. Khi cấp tỉnh trực tiếp điều hành cấp xã và thị trấn, dòng chảy nguồn lực sẽ thông suốt hơn, chính sách được triển khai nhanh hơn, không còn bị phân tán hay chồng chéo.

Phóng viên: Sau khi thống nhất đất nước, nước ta có 72 tỉnh, thành phố. Đến năm 1976, cả nước chỉ còn 38 tỉnh, thành phố, nhưng đến năm 1991, con số này lại tăng lên 53 và đến năm 2004 là 64 tỉnh, thành phố. Sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội (sáp nhập Hà Tây và một số địa bàn của Vĩnh Phúc, Hòa Bình) từ năm 2008 đến nay, nước ta có 63 tỉnh, thành phố.

Như vậy, số lượng tỉnh, thành phố tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển khác nhau. Theo ông, trong điều kiện hiện nay, số lượng tỉnh, thành nên sáp nhập là bao nhiêu?

PGS.TS, ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Trong điều kiện hiện nay, tôi cho rằng con số hợp lý có thể nằm trong khoảng từ 40 đến 50 tỉnh. Một phương án mạnh mẽ hơn có thể giảm xuống còn khoảng 40 tỉnh, giúp bộ máy hành chính thực sự tinh gọn, nhưng sẽ gặp phải những thách thức trong việc điều chỉnh địa giới, ổn định tâm lý người dân và đồng bộ hệ thống pháp lý.

Phương án cân bằng hơn là có thể duy trì khoảng 45 - 50 tỉnh, vẫn đảm bảo tinh giản đầu mối nhưng không gây xáo trộn quá lớn, đồng thời giữ được sự ổn định trong quản lý Nhà nước.

Tôi tin rằng, nếu được thực hiện bài bản, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đồng thuận cao trong xã hội, chủ trương sáp nhập tỉnh sẽ tạo ra một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả hơn. Đây không chỉ là câu chuyện về tinh gọn bộ máy, mà quan trọng hơn, đó là cơ hội để tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao chất lượng quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự chuyển mình mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững.

Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đánh bại Thái Lan, mở rộng cánh cửa giành huy chương

Tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đánh bại Thái Lan, mở rộng cánh cửa giành huy chương

Tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng tại SEA V.League 2025, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã giành chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước đối thủ truyền kiếp Thái Lan ở lượt trận thứ 3 vòng lượt về, qua đó vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng và thắp sáng cơ hội cạnh tranh huy chương.
U23 Indonesia đánh bại Philippines, tiến gần vé bán kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia đánh bại Philippines, tiến gần vé bán kết U23 Đông Nam Á 2025

Với chiến thắng 1-0 trước U23 Philippines ở lượt trận thứ hai bảng A, U23 Indonesia đã nối dài mạch toàn thắng tại giải U23 Đông Nam Á 2025 và gần như cầm chắc tấm vé vào bán kết. Dù lấn lướt toàn diện và tạo ra hàng loạt cơ hội, đội bóng xứ vạn đảo vẫn chỉ có thể định đoạt trận đấu nhờ bàn phản lưới nhà của đối thủ.
Hành trình "Về nguồn" ý nghĩa của Công an Hà Nội, lan tỏa giá trị nhân ái, vì dân phục vụ

Hành trình "Về nguồn" ý nghĩa của Công an Hà Nội, lan tỏa giá trị nhân ái, vì dân phục vụ

Hòa trong không khí kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống Công an nhân dân và 20 năm Ngày Hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, vào ngày 18/7, Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cùng đoàn công tác đã tổ chức chương trình "Về nguồn" tại Khu di tích Nha Công an Trung ương, xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
U23 Malaysia đè bẹp U23 Brunei 7-1, trở lại mạnh mẽ sau cú sốc đầu giải

U23 Malaysia đè bẹp U23 Brunei 7-1, trở lại mạnh mẽ sau cú sốc đầu giải

Sau thất bại bất ngờ trước U23 Philippines, U23 Malaysia đã có màn trở lại ấn tượng khi vùi dập U23 Brunei với tỷ số đậm 7-1 tại lượt trận thứ hai bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025. Đây được xem là lời khẳng định mạnh mẽ từ thầy trò HLV Raja Azlan trong hành trình tìm lại vị thế ứng cử viên đi tiếp.
Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (19/7), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,46 USD/thùng, giảm 0,04%, giá dầu WTI ở mốc 67,58 USD/thùng, giảm 0,06%.
Tỷ giá USD hôm nay (19/7): Giá bán USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/7): Giá bán USD trong nước tăng

Tỷ giá hôm nay (19/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng, hiện ở mức 25.185 đồng.
Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng SJC tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng SJC tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng trong nước bật tăng mạnh ở cả chiều mua và bán. Giá vàng thế giới cũng tiếp đà tăng trước bối cảnh đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ.

Tin khác

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động