Quốc hội thông qua chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Theo đó, Quốc hội ban hành hàng loạt cơ chế đặc biệt cho hai đô thị đặc biệt, về cả huy động vốn, trình tự thủ tục, vật liệu xây dựng, phát triển đô thị theo mô hình TOD... để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị.
Về huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư, Nghị quyết nêu rõ, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án dự kiến kèm theo Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ được quyết định các nội dung về huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư.
![]() |
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh: QH) |
Cụ thể, căn cứ khả năng cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, tối đa không vượt 215.350 tỷ đồng cho thành phố Hà Nội và tối đa không vượt 209.500 tỷ đồng cho Thành phố Hồ Chí Minh trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và 2031 - 2035 làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án.
Việc phân bổ vốn quy định tại điểm này được sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác; trường hợp sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm thì không phải thực hiện thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện các dự án và không phải lập Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan; áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài, cũng là cơ chế đặc biệt được trao cho Thủ tướng.
Quốc hội cũng cho phép Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp, trường hợp vượt quá 120% thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế của Thành phố.
Đề cập nội dung này trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị xem xét lại quy định trần dư nợ vay 120% cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc nâng từ 60% lên 120% đã là một bước tăng lớn, nhưng nếu tiếp tục cho phép điều chỉnh thì trần dư nợ sẽ mất ý nghĩa. Ý kiến này cho rằng cần có cơ chế kiểm soát để tránh rủi ro nợ công và mất cân đối ngân sách trung ương; đề nghị cần lập kế hoạch vay nợ hợp lý, lộ trình trả nợ rõ ràng và cơ chế chia sẻ nguồn thu với Trung ương để bảo đảm cân đối tài chính.
![]() |
Quốc hội thông qua chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: QH) |
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại khoản 4, Điều 5 Nghị quyết số 98/2023/QH15, Quốc hội đã cho phép Thành phố Hồ Chí Minh được “vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp”.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã trình Quốc hội Đề án về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và phấn đấu tăng trưởng GDP 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030 và Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ đã giao chỉ tiêu tăng trưởng cho Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 là 8,5% nên hạn mức vay nợ của Thành phố còn tiếp tục tăng thêm.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 9 dự thảo Nghị quyết đã quy định: “trường hợp vượt quá 120% thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế của Thành phố” để bảo đảm việc kiểm soát trần nợ công và hạn mức vay.
Trong tổ chức thực hiện, Quốc hội yêu cầu, đối với việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu các gói thầu EPC, gói thầu tư vấn sử dụng nhà thầu nước ngoài, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm cử đại diện tham gia Tổ thẩm định khi được cơ quan có thẩm quyền mời.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông qua (trừ một số quy định có hiệu lực từ 1/5/2025) cho đến khi hoàn thành việc đầu tư các dự án theo danh mục dự án dự kiến tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bùng phát nạn mạo danh khách sạn, resort để lừa đảo đặt phòng trực tuyến

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Ngộ độc thuốc tân dược: Cảnh báo từ thực tế điều trị

Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ xã Phù Đổng vững mạnh toàn diện

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp
Tin khác

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật
Sự kiện 18/07/2025 20:21

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi
Sự kiện 17/07/2025 21:11

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”
Sự kiện 17/07/2025 20:16

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Infographic 17/07/2025 16:17

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học
Sự kiện 16/07/2025 23:07

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sự kiện 15/07/2025 21:07

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)
Infographic 15/07/2025 19:26

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công
Sự kiện 15/07/2025 19:20

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao
Sự kiện 15/07/2025 18:41

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố
Sự kiện 15/07/2025 18:06