--> -->

Quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, Thường trực cấp ủy của 30 quận, huyện, thị xã tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên; đặc biệt là công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn. Bên cạnh đó, cán bộ Đoàn các cấp cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ, trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, lý luận đáp ứng những yêu cầu công tác hiện nay.
Khai thác “mùa vàng” của du lịch Thủ đô Đóng góp cho Đảng nguồn nhân lực chất lượng Tích cực đóng góp cùng Thành phố thực hiện Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị

Tháo gỡ vướng mắc từ cơ sở

Trong khuôn khổ chương trình Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội lần thứ XVI, ngày 23/9, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Diễn đàn với chủ đề “Công tác cán bộ Đoàn khối địa bàn dân cư thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”.

Quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Nguyễn Mai)

Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh cho biết, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ Đoàn là một trong những khâu quan trọng nhằm duy trì sự phát triển của tổ chức, quyết định sự vững mạnh, thành công của đất nước.

Thời gian qua, công tác cán bộ Đoàn thành phố Hà Nội nói chung và khối địa bàn dân cư ở các cấp nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, các khâu tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn từng bước được nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại hạn chế mà công tác Đoàn tại địa bàn dân cư đang gặp phải như: Một số địa phương, đơn vị khi ban hành quy định, tiêu chuẩn đề ra đối với cán bộ Đoàn cao hơn so với Quy chế cán bộ Đoàn. Một bộ phận cán bộ Đoàn chưa đạt tiêu chuẩn về độ tuổi, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Một số đơn vị vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện công tác quy hoạch, rà soát bổ sung quy hoạch…

Tại diễn đàn, Thường trực các quận ủy, huyện ủy, thị ủy và các Bí thư Đoàn tại địa phương đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong công tác đào tạo, bổ nhiệm, quy hoạch và lựa chọn cán bộ Đoàn thế hệ kế cận.

Một trong những khó khăn lớn nhất được nêu ra đó là tình trạng, tại một số địa phương khó lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ Đoàn do người đủ điều kiện về bằng cấp lại không có kinh nghiệm, không muốn tham gia công tác Đoàn.

Quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn
Bí thư Thành đoàn Hà Nội Chu Hồng Minh phát biểu tại diễn đàn. (Nguyễn Mai)

Trong khi đó, người có kinh nghiệm, có nhiệt huyết với phong trào thanh niên lại không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp để bổ nhiệm Bí thư đoàn tại cơ sở. Việc một số cán bộ quá tuổi không được phân công, bố trí vị trí việc làm phù hợp cũng là một trong những vướng mắc dẫn đến một số địa phương chưa tìm được nhân sự Bí thư đoàn cơ sở.

Diễn đàn cũng ghi nhận ý kiến của Thường trực các quận ủy, huyện ủy, thị ủy khẳng định luôn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ lực lượng thanh niên. Trong đó, Ban Thường vụ Quận ủy Long Biên đã tập trung chỉ đạo việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ Đoàn, quy hoạch cán bộ trẻ, mà đối tượng chủ yếu là cán bộ Đoàn.

Nhiệm kỳ 2020-2025, đã có 63 lượt cán bộ Đoàn được quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy phường; 24 lượt cán bộ đoàn được quy hoạch chức danh lãnh đạo phường, diện Ban Thường vụ Quận ủy quản lý… Thực tế từ khi thành lập quận đến nay, Thường trực Quận đoàn đều được luân chuyển, kinh qua các vị trí lãnh đạo chủ chốt các phòng, ngành của quận, của phường.

Tại quận Hoàng Mai, cán bộ Đoàn luôn thuộc diện ưu tiên khi quận làm công tác quy hoạch. Tuy nhiên, khi Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, cán bộ của UBND phường cơ bản đã ổn định, trong khi đó, cán bộ Đoàn khi hết tuổi lại không đáp ứng đủ các yêu cầu cho vị trí công tác còn khuyết.

Sớm bố trí “đầu ra” cho cán bộ Đoàn

Phát biểu tại diễn đàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã biểu dương, ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết của Bí thư Đoàn và Thường trực các quận ủy, huyện ủy, thị ủy.

Quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn
Đại biểu tham dự diễn đàn trao đổi, thảo luận. (Ảnh: Nguyễn Mai)

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Hà Nội là một trong những địa phương có số đông chi đoàn cơ sở khu dân cư: Toàn thành phố có 30 quận, huyện, thị đoàn; 579 đoàn xã, phường, thị trấn; 7.824 chi đoàn khu dân cư; 2.308 chi đoàn khu vực thành thị; 5.516 chi đoàn nông thôn.

Chia sẻ với những khó khăn trong việc bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đánh giá, thời gian qua, công tác cán bộ Đoàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể là việc cán bộ Đoàn được trẻ hóa, có năng lực, trình độ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn mới.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng khẳng định, Thành phố luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn. Điều này thể hiện ở việc trong nhiệm kỳ vừa qua, đã có 4 đồng chí Thường trực, nguyên Thường trực Thành đoàn nhiệm kỳ 2017-2022 được tín nhiệm bầu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.

Đặc biệt, ngay sau Hội nghị đối thoại của đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội với đoàn viên, thanh niên Thủ đô vào tháng 3 vừa qua, Ban Tổ chức Thành ủy đã ban hành Văn bản số 1342-CV/BTCTU ngày 21/4/2022, trong đó, đề nghị Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy tiếp tục rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ Đoàn để đáp ứng nhu cầu đại hội đoàn cấp huyện; phối hợp với Ban Thường vụ Thành đoàn để lãnh đạo chuẩn bị nhân sự tham gia ban chấp hành nhiệm kỳ 2022-2027, bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực, uy tín, số lượng theo quy định của Đảng, Điều lệ Đoàn và Quy chế cán bộ Đoàn.

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận, thực trạng tại một số đơn vị, công tác cán bộ Đoàn chưa thực sự được quan tâm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt cán bộ phải lấy nguồn từ nơi khác. Tỷ lệ cán bộ Đoàn cấp huyện, cấp cơ sở quá tuổi ở khối địa bàn dân cư theo Quy chế cán bộ Đoàn hiện vẫn chiếm trên 11%.

Quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn
Diễn đàn “Công tác cán bộ Đoàn khối địa bàn dân cư thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” nằm trong khuôn khổ chương trình Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội lần thứ XVI. (Ảnh: Nguyễn Mai)

Từ những thảo luận tại diễn đàn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì, phối hợp với Ban Thường vụ Thành đoàn làm việc với cấp ủy của các quận, huyện, thị xã để sớm bố trí đầu ra, công tác mới cho các đồng chí cán bộ Đoàn, bảo đảm phù hợp với năng lực, chuyên môn yêu cầu công tác. Đoàn Thanh niên thành phố cần tập trung tham mưu, đề xuất kế hoạch về công tác cán bộ Đoàn của toàn Thành phố, trình Ban Thường vụ Thành ủy nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị các Thường trực cấp ủy của 30 quận, huyện, thị xã tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên; đặc biệt là công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và nguồn kinh phí cho hoạt động Đoàn. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ Đoàn các cấp, cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ, trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, lý luận đáp ứng những yêu cầu công tác hiện nay.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến tin tưởng, với năng lực và nhiệt huyết của tuổi trẻ Thủ đô, Đại hội đoàn thành phố Hà Nội sẽ thành công tốt đẹp, tạo ra một luồng sinh khí mới để thực hiện khát vọng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hoàng Phúc - Thúy Hòa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Cùng với phương châm “hậu cần tại chỗ”, nhằm ứng phó với các sự cố thiên tai, bão lũ trong năm 2025, thành phố Hà Nội đã chủ động dữ trự hàng hóa với tổng mức vốn thực hiện là 122,725 tỷ đồng.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, cùng sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân, Đảng bộ Công an Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo môi trường hòa bình, ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.

Tin khác

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Là những người dân đang trực tiếp sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ấp ủ mong muốn về một không gian đô thị không chỉ hiện đại mà còn thực sự đáng sống. Do đó, khi xem xét Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng quy hoạch các khu đô thị mới.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương

Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương

Việc phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương là một trong những kỳ vọng lớn lao của người dân gửi gắm vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số

Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số

Không chỉ là lực lượng xung kích trong phong trào thanh niên, tuổi trẻ Thủ đô còn trở thành “cầu nối số” giữa chính quyền và nhân dân. Nhiều bạn đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia các đội hình tình nguyện chuyển đổi số, túc trực hằng ngày tại Điểm phục vụ hành chính công, sẵn sàng hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động