-->

Quản lý hồ Hà Nội: Xác định rõ chức năng mỗi hồ

Những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở Hà Nội đã có bước phát triển và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm và sự xuống cấp cảnh quan hồ vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có những biện pháp can thiệp cụ thể hơn.
Xử lý ô nhiễm môi trường tại số nhà 146 Quán Thánh
Cần tuyển nhân viên đọc đồng hồ nước
Hà Nội nóng 40 độ C, hồ nước thành bãi tắm

Mất chức năng điều hòa

Do sự phát triển của xã hội, trong nhiều năm qua, hệ thống hồ Hà Nội đã phải chịu tác động của nhiều yếu tố. Quá trình đô thị hóa gắn với sự thay đổi của tự nhiên và địa hình đã làm thay đổi cảnh quan, môi trường và diện tích mặt hồ. Đô thị hóa đã làm cho một số hồ bị biến mất, nhưng cũng hình thành nên một số hồ mới. Báo cáo về “Hồ Hà Nội năm 2015” của Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) cho thấy, thành phố đã rất nỗ lực trong công tác kè hồ, nếu như năm 2010 chỉ có 66,5% hồ được kè toàn phần, 8% hồ được kè một phần thì đến năm 2015, số hồ được kè toàn phần đã tăng lên 77%, số lượng ao hồ được kè chiếm 11,5%.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đánh giá, cảnh quan, môi trường bờ của ao hồ tại Hà Nội đã có sự cải thiện tốt hơn. Số hồ được đánh giá là sạch cũng tăng, số hồ rất bẩn có xu hướng giảm. Trên cơ sở phân tích chất lượng nước của 30 hồ tiêu biểu, có 5 hồ được đánh giá là không ô nhiễm, 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm, 8 hồ ô nhiễm rặng và 6 hồ ô nhiễm cực kỳ nặng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng nước hồ bị ô nhiễm là do các hoạt động như rác thải, nước thải sinh hoạt...

Quản lý hồ Hà Nội: Xác định rõ chức năng mỗi hồ
Công nghệ xử lý ô nhiễm bằng chế phẩm kết hợp thả bè thủy sinh được áp dụng tại hồ Hai Bà Trưng

Đơn cử như trường hợp hồ Kim Liên, một trong những hồ lớn cho chức năng điều hòa nhưng hằng ngày vẫn phải tiếp nhận lượng nước thải lớn từ hàng quán và các tiệm rửa xe ven hồ, cùng nước thải từ 2 cống thoát nước, do đó chất lượng nước hồ bị ô nhiễm trầm trọng. Hồ Ba Mẫu cũng bị ô nhiễm nặng do rác thải, nước thải và một số nhà hàng thả vịt nuôi, gây mất mỹ quan thành phố. Ngoài ra, các hồ Văn Chương, Láng Thượng, Linh Quang, Thiền Quang, B53, Đầm Tròn… cũng bị ô nhiễm nặng chủ yếu bởi nước thải từ các hàng quán ven hồ.

Nhiều hồ có nguy cơ bị xóa sổ

Một thực tế khiến chúng ta phải lo nghĩ, đó là tổng số lượng ao hồ của Hà Nội hiện nay là 112, giảm 10 hồ so với năm 2010. Một số hồ bị cạn là do nước bốc hơi, nhưng một diện tích không nhỏ bị "bốc hơi" vì bị người dân lấn chiếm. Tính riêng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, một trong những quận có nhiều ao, hồ nằm trong đất dự án của thành phố, trong 5 năm qua, toàn quận đã mất đi 26.640m2 diện tích mặt nước. Nguyên nhân chủ yếu là do bị lấn chiếm hoặc nằm trong vùng quy hoạch… Đây là thực trạng báo động của nhiều hồ nằm sâu trong các khu dân cư. Điển hình trong số đó phải kể đến hồ Linh Quang, ao cạnh chùa Láng, ao khu Đồng Xa…

Bên cạnh đó, các ao, hồ chưa được kè hoặc chỉ kè một phần luôn đứng trước nguy cơ bị lấn chiếm để xây nhà, bãi đỗ xe, trở thành bãi tập kết phế liệu, rác thải sinh hoạt. Những ao, hồ đã được kè hiện nay, việc bị người dân lấn chiếm để làm hàng ăn, quán nước vẫn diễn ra phổ biến, điển hình như khu vực hồ Láng Thượng – nằm trên phố Chùa Láng. Hiện tượng này đã nhiều lần được các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tin phản ánh, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa chấm dứt, hàng ngày các quán nước, quán cóc ven hồ vẫn xả rác lên vỉa hè và lòng hồ.

Ngoài ra, nhiều hồ hiện nay vẫn được sử dụng để nuôi cá, trồng rau và giữ chức năng thoát nước. “Chính sự phân cấp chức năng hồ không rõ ràng dẫn đến nhiều hồ bị xuống cấp và gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý”, báo cáo ghi rõ.

Căn cứ vào thực trạng môi trường hồ Hà Nội, CERC cũng đưa ra 10 khuyến nghị cụ thể, trong đó nhấn mạnh, để có thể quản lý hồ Hà Nội một cách tốt nhất và đảm bảo cho hệ sinh thái hồ khỏe mạnh, cần thiết phải phân rõ ranh giới, diện tích mỗi hồ, xác định rõ chức năng của mỗi hồ, và quản lý dựa trên các chức năng đó, đặc biệt nên cân nhắc loại bỏ chức năng nuôi cá, phục vụ kinh tế. “Các hồ, ao, sông nhỏ ở Hà Nội là tài sản môi trường quý giá của thủ đô. Quản lý tài sản môi trường này đòi hỏi cách tiếp cận tích hợp, kết hợp giữa bảo tồn, kỹ thuật, sự tham gia của các bên cộng đồng, doanh nghiệp, truyền thông, các nhà khoa học”, bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc CECR cho biết.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sáng ngày 24/1 Công đoàn Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/1, khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước từ 21/1 đến 29/1/2025.
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/1/2025, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 - 22 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

(LĐTĐ) Là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ đan xen, phường Đội Cấn cũng như nhiều phường khác trên địa bàn Hà Nội gặp áp lực rất lớn khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bằng cách huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong các phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường, đến nay hoạt động thu gom, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/1, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, theo kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động