Phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm: Hiểm họa từ các xưởng tái chế nhựa
Thanh tra toàn diện việc cấp phép nhập khẩu phế liệu | |
Rác thải: Nguồn năng lượng đang bị lãng phí |
Phường Trung Văn có nghề thu mua phế liệu, tái chế nhựa từ nhiều năm nay, nhờ vậy đời sống nhân dân khá giả hơn. Tuy nhiên, phía sau lợi ích về kinh tế, người dân nơi đây đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường không khí nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Ở đây, người ta tận dụng tất cả các phần diện tích của gia đình, của thôn xóm đến cả vỉa hè, lòng đường để chứa phế thải.
Theo người dân trong làng, các nguyên liệu như túi ni lông, vỏ chai nhựa các loại… được người dân thu mua về và tái chế lại thành nhựa thô, sản xuất ra dây thừng, ni lông bao tải dứa, phần còn lại xuất cho các công ty, xí nghiệp chuyên sản xuất đồ nhựa. Trong suốt quá trình tái chế phế liệu, chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường. Các lò đốt nhựa hoạt động suốt ngày đêm, “nhả khói” đầu độc bầu không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Trong quá trình sản xuất nhựa còn sinh ra những hạt bụi màu siêu nhẹ.
Tập kết phế liệu tràn lan trên phố Đại Linh (phường Trung Văn) |
Thứ bột siêu nhẹ này khi bám vào các đồ vật sẽ không thể cọ rửa được. Bên cạnh đó, tiếng ồn từ máy rửa phế liệu, máy băm, máy đùn tạo hạt, máy thổi... tạo nên một thứ âm thanh hỗn độn, chát chúa bất kể ngày đêm.
Theo quan sát của PV, dọc tuyến phố Đại Linh và trong nhiều ngõ ngách của phố này là những bãi tập kết phế liệu, rác thải gây tình trạng nhếch nhác, bụi bẩn. Xe tải trở phế liệu đi lại thường xuyên không được che chắn khiến rác thải rơi rớt ra đường, trời nắng, rác theo gió cuốn bụi mù, trời mưa, nước thải tràn ra đường, mùi tanh hôi bốc lên nồng nặc. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người dân, việc tồn tại những điểm tập kết phế liệu này còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Những cơ sở tái chế phế liệu ở phường Trung Văn đã tồn tại hàng chục năm nay. Vài năm về trước, trên địa bàn phường có khoảng 200 hộ gia đình chuyên thu mua, tái chế, sản xuất đồ nhựa theo quy mô nhỏ lẻ, nhưng qua vận động, thuyết phục, người dân đã dần chuyển đổi nghề nghiệp. Đến nay, toàn phường vẫn còn khoảng trên 30 hộ làm nghề này. Do không có đất sản xuất, những hộ này đã dựng lều, lán trên đất nông nghiệp để hoạt động, đồng thời cũng không tuân thủ quy định về phòng, chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường, tiếng ồn, khói, bụi… gây nhếch nhác, đe dọa an toàn và sức khỏe của người dân. Trong khi đó, cũng chưa có đánh giá một cách khoa học nào từ cơ quan chức năng về mật độ ô nhiễm khói, bụi, nước thải, nên UBND phường Trung Văn không có căn cứ, cơ sở để đánh giá sai phạm và xử phạt các hộ sản xuất. |
Cũng theo người dân nơi đây, cuối tháng 12/2016, một xưởng tái chế đồ nhựa, túi nilon tại phường Trung Văn đã bị cháy. Nguyên nhân được xác định do công nhân đốt rác trong xưởng. Rất may, công nhân đã kịp dập lửa nên không có thiệt hại về người. Rạng sáng ngày 24/6/2018 vừa qua, 2 xưởng tái chế nhựa tại phố Đại Linh cũng đã bất ngờ bốc cháy dữ dội, khiến người dân vô cùng hoảng sợ. Một số người trực tiếp chứng kiến cho biết, vào khoảng 1h30 ngày 24/6, người dân bất ngờ thấy mùi khét phát ra tại khu vực hai xưởng tái chế nhựa gần ngõ 125.
Thấy vậy người dân tá hỏa chạy ra ngoài kiểm tra thì phát hiện khu nhà xưởng của ông Khỏe đang bốc khói, lửa âm ỉ cháy và bắt đầu lan ra xung quanh.Ngọn lửa cháy mỗi ngày một lớn và bốc lên ngùn ngụt bên trong xưởng sản xuất, thiêu rụi toàn bộ máy móc. Nhận được tin báo, ít phút sau lực lượng phòng cháy chữa cháy khu vực đã có mặt và nhanh chóng tổ chức dập lửa.
Tuy nhiên, do trong xưởng chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên ngọn lửa càng bốc lên dữ dội, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, lửa lan sang thiêu rụi cả xưởng nhựa bên cạnh.Về vấn đề phòng, chống cháy nổ, phường Trung Văn cũng đã nhiều lần xử phạt vi phạm hành chính các hộ vi phạm nhưng do thiếu biện pháp mang tính lâu dài nên một số xưởng vẫn để xảy ra cháy nhiều lần.
Được biết, những cơ sở tái chế phế liệu ở phường Trung Văn đã tồn tại hàng chục năm nay. Vài năm về trước, trên địa bàn phường có khoảng 200 hộ gia đình chuyên thu mua, tái chế, sản xuất đồ nhựa theo quy mô nhỏ lẻ, nhưng qua vận động, thuyết phục, người dân đã dần chuyển đổi nghề nghiệp. Đến nay, toàn phường vẫn còn khoảng trên 30 hộ làm nghề này.
Do không có đất sản xuất, những hộ này đã dựng lều, lán trên đất nông nghiệp để hoạt động, đồng thời cũng không tuân thủ quy định về phòng, chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường, tiếng ồn, khói, bụi… gây nhếch nhác, đe dọa an toàn và sức khỏe của người dân. Trong khi đó, cũng chưa có đánh giá một cách khoa học nào từ cơ quan chức năng về mật độ ô nhiễm khói, bụi, nước thải, nên UBND phường Trung Văn không có căn cứ, cơ sở để đánh giá sai phạm và xử phạt các hộ sản xuất.
Thiết nghĩ, nếu việc xử lý của chính quyền chỉ dừng lại ở nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân làm nghề trong việc bảo vệ môi trường sẽ khó đạt hiệu quả. Vì thế, chính quyền địa phương cần có hướng xử lý “mạnh tay” hơn để các hộ sản xuất phải tuân thủ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn cháy nổ. Việc “bà hỏa” liên tiếp ghé thăm các cơ sở tái chế, sản xuất nhựa trên địa bàn phường Trung Văn thời gian qua đã khiến người dân nơm nớp lo sợ cho tính mạng của gia đình mình.
Nếu chính quyền không có những giải pháp “mạnh tay” kịp thời thì nguy cơ cháy từ những nhà xưởng như thế này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có những giải pháp đầu tư hữu hiệu, hỗ trợ thích đáng giúp người dân làm nghề có điều kiện chuyển đổi sang phương thức sản xuất hiện đại, an toàn hơn.
Phường Trung Văn có nghề thu mua phế liệu, tái chế nhựa từ nhiều năm nay, nhờ vậy đời sống nhân dân khá giả hơn. Tuy nhiên, phía sau lợi ích về kinh tế, người dân nơi đây đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường không khí nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Ở đây, người ta tận dụng tất cả các phần diện tích của gia đình, của thôn xóm đến cả vỉa hè, lòng đường để chứa phế thải. Theo người dân trong làng, các nguyên liệu như túi ni lông, vỏ chai nhựa các loại… được người dân thu mua về và tái chế lại thành nhựa thô, sản xuất ra dây thừng, ni lông bao tải dứa, phần còn lại xuất cho các công ty, xí nghiệp chuyên sản xuất đồ nhựa. Trong suốt quá trình tái chế phế liệu, chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường. Các lò đốt nhựa hoạt động suốt ngày đêm, “nhả khói” đầu độc bầu không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Trong quá trình sản xuất nhựa còn sinh ra những hạt bụi màu siêu nhẹ. Thứ bột siêu nhẹ này khi bám vào các đồ vật sẽ không thể cọ rửa được. Bên cạnh đó, tiếng ồn từ máy rửa phế liệu, máy băm, máy đùn tạo hạt, máy thổi... tạo nên một thứ âm thanh hỗn độn, chát chúa bất kể ngày đêm. |
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Môi trường 03/02/2025 06:30
Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc
Môi trường 02/02/2025 12:00
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét
Môi trường 02/02/2025 06:00
Dự báo thời tiết ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ: Có mưa phùn, nhiệt độ tăng
Môi trường 01/02/2025 06:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 3 Tết: Trời nắng, nền nhiệt tăng nhẹ
Môi trường 31/01/2025 06:13
Giữ gìn những “lá phổi xanh”
Môi trường 30/01/2025 16:58
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 2 Tết: Trời rét, không mưa
Môi trường 30/01/2025 06:39
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 1 Tết: Nắng hanh, đêm và sáng trời rét đậm
Môi trường 29/01/2025 06:17
Dự báo thời tiết đêm giao thừa trời rét đậm
Môi trường 28/01/2025 23:20
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm
Môi trường 28/01/2025 05:46