Phương án tiết kiệm ngân sách
Hà Nội thí điểm khoán kinh phí xe công: Bước đột phá về cải cách | |
Biện pháp tiết kiệm ngân sách hữu hiệu |
Theo Bộ Tài chính, ngoài việc tiếp tục điều chỉnh định mức sử dụng xe theo định hướng đến năm 2020 giảm khoảng từ 30- 50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung của các bộ, ngành, địa phương thì điểm mới của dự thảo lần này quy định việc thực hiện quản lý đầu xe theo phương thức tập trung, giao cho một đơn vị quản lý để bố trí sử dụng đúng tiêu chuẩn, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Khoán xe công góp phần tiết kiệm ngân sách (ảnh VNN) |
Theo đó, việc bố trí xe ô tô phục vụ công tác được áp dụng theo một trong ba hình thức: Trang bị xe ô tô; khoán kinh phí sử dụng xe ô tô; thuê dịch vụ xe ô tô. Tuy vậy, phương án khoán xe công vẫn được cho là quy định chặt chẽ hơn trong quản lý, sử dụng xe ô tô. Và để thực thi nghiêm chế độ khoán, dự thảo Nghị định quy định chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô bắt buộc đối với một số chức danh và cách xác định mức khoán phù hợp với thực tế của từng bộ, ngành, địa phương một cách rõ ràng. Đồng thời, sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội có cơ chế sắp xếp lao động dôi dư như lái xe…
Ngoài những nội dung đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng xe ô tô, tại dự thảo đưa ra hai phương án xác định mức khoán là khoán gọn kinh phí sử dụng xe ô tô và thanh toán theo thực tế. Theo ban soạn thảo, việc quy định này thể hiện sự linh hoạt trong cơ chế, chính sách giúp cho các đơn vị sử dụng xe công căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị mình để chọn phương án áp dụng phù hợp, hiệu quả trong việc ngăn chặn lạm dụng quản lý và sử dụng tài sản công, nâng cao tính công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và công bằng trong quản lý sử dụng tài sản công; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát quản lý.
Cũng theo Bộ Tài chính, căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe, các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, UBND cấp tỉnh xác định số lượng xe được trang bị, số lượng xe dôi dư chậm nhất sau 6 tháng và hoàn thành việc xử lý xe dôi dư theo quy định chậm nhất 12 tháng kể từ ngày nghị định có hiệu lực.Về số xe dôi dư sẽ điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức hoặc thay thế xe cũ; hoặc bán đấu giá theo quy định.
Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt quản lý xe công bằng hình thức khoán kinh phí sẽ góp phần tiết kiệm cho ngân sách quốc gia cả nghìn tỷ đồng mỗi năm. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ trong tháng 9 hoặc tháng 10/2017.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Thị trường 03/02/2025 10:19
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thị trường 03/02/2025 10:15
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Tài chính 03/02/2025 09:33
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Thị trường 03/02/2025 06:59
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Thị trường 03/02/2025 06:57
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Thị trường 03/02/2025 06:37
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Thị trường 02/02/2025 21:41
Chuẩn hóa 95% dữ liệu mã số thuế cá nhân với dữ liệu dân cư
Tài chính 02/02/2025 19:29
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ
Thị trường 02/02/2025 09:04
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết
Thị trường 01/02/2025 20:35