Phụ nữ mắc bệnh tim có nên mang thai không?
Tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng | |
Vì sao dân văn phòng dễ "yếu" tim? |
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, mới đây bệnh viện đã cứu sống 2 mẹ con sản phụ mắc bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp, tiên lượng rất nặng. Sản phụ này sinh năm 1997, quê ở Chợ Đồn, Bắc Kạn, có tiền sử tim bẩm sinh từ khi 14 tuổi, tuy nhiên, bệnh nhân không được tư vấn điều trị trước đó.
Nhiều thai phụ bị bệnh tim vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại. |
Thời điểm vào viện, bệnh nhân đang mang thai tuần 28 và đã từng một lần bị thai lưu khi thai mới được 4 tháng. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chuyên khoa, dưới sự chủ trì của GS.TS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được tiến hành mổ cấp cứu lấy thai. Cuộc phẫu thuật thành công, thai phụ ổn định. Và đặc biệt hơn nữa cháu bé đã được khám sàng lọc với kết quả không mắc tim bẩm sinh.
Như vậy, với sự tiến bộ của khoa học y học hiện đại, các bác sĩ đã có nhiều phương pháp trợ giúp và theo dõi sát trong thời kỳ mang thai để từ đó có những phương pháp hỗ trợ như sinh mổ chủ động, chống suy tim… giúp người mẹ bị bệnh tim vẫn có thể sinh con khỏe mạnh. Theo PGS. Phạm Bá Nha, với những kỹ thuật siêu âm, chẩn đoán, khi thai ở tuần thứ 18, các bác sĩ có thể tìm hiểu được các bệnh lý về tim của thai.
Sau 22 tuần, 90% bệnh lý về tim có thể chẩn đoán được. Một số bệnh lý khác về tim phải chờ đến tuần thai từ 28 đến 30 mới tìm hiểu được rõ ràng, sắc nét. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giảm bệnh tật. Với các trường hợp tim bẩm sinh nặng, thai đa dị tật tiên lượng xấu, thì các bác sĩ có thể chỉ định chấm dứt thai kỳ.
PGS. Phạm Bá Nha nhấn mạnh: “Thông thường tất cả các trường hợp thai phụ có bệnh lý, thì việc xử lý sẽ tuân theo nguyên tắc ưu tiên cho mẹ đầu tiên, ưu tiên cho con là thứ 2. Ví dụ với những trường hợp tuổi thai nhỏ, mà tình trạng mẹ bệnh nặng thì chúng tôi sẽ tính đến chuyện đình chỉ thai kỳ, để thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe của người mẹ.
Sau khi chăm sóc sức khỏe cho người mẹ ổn định rồi, thì mới tư vấn cho người mẹ mang thai ở những lần sau. Còn nếu tuổi thai lớn, thì chúng tôi vẫn phải đánh giá giữ được thai đến khi thai đủ tháng sinh, hoặc chúng tôi cố gắng giữ thai sinh ra có thể sống được.
Còn nếu thai đó dù to nhưng không giữ được, và vì tính mạng người mẹ chúng tôi vẫn sẽ quyết định lấy thai ra”. Với những trường hợp này, cần có sự phối hợp liên ngành giữa các bác sĩ chuyên khoa tim mạch và bác sĩ sản khoa trong bệnh viện để hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe cho thai phụ tốt nhất.
Như vậy, với phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh hoàn toàn có thể mang thai và thực hiện thiên chức làm mẹ nếu có sự chẩn đoán sớm bệnh, đồng thời có sự tư vấn, theo dõi sát sao của các bác sĩ chuyên khoa. Còn một vấn đề nữa là bệnh tim không phải là bệnh di truyền nên mẹ bị bệnh tim con có thể không bị bệnh tim, trừ khi quá trình mang thai làm ảnh hưởng đến yếu tố di truyền như người mẹ bị cúm, bị bệnh Rubella và một số bệnh khác gây dị tật tim bẩm sinh cho cháu bé.
PGS. Phạm Bá Nha cũng khuyến cáo tất cả các thai phụ nên đăng ký khám sàng lọc tim bẩm sinh cho cả mẹ và con theo sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt ở những thai phụ có tiền sử tim bẩm sinh thì chỉ định đó là bắt buộc. Bởi họ không biết rằng bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm, đặc biệt ở phụ nữ mang thai nguy cơ tử vong, sẩy thai cao ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ.
Khi phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi về giải phẫu, nội tiết, tuần hoàn... đặc biệt là tim và mạch máu. Các biến đổi đó bao gồm: Tăng thể tích máu: Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40-50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai; tăng cung lượng tim: Cung lượng tim sẽ tăng lên 30-40%, tương ứng với mức tăng thể tích máu; tăng nhịp tim: Thông thường khi mang thai, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10-15 nhịp/phút...
Ở những người khỏe mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được với những thay đổi này, nhưng những người bị bệnh tim thì thai nghén trở thành một gánh nặng có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và con.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47