Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời
Đề nghị giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động Hiệu quả từ mô hình "Giờ làm việc thứ 9" ở Ba Vì |
Đó là một trong 11 kiến nghị được GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM nêu tại hội thảo “Góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương” do Bộ Y tế tổ chức mới đây.
Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, công tác dân số đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có mức sinh thay thế chưa thực sự bền vững khi số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ 1,96 con, và tỷ lệ tăng dân số là 0,84% năm 2023. Đồng thời xuất hiện xu hướng mức sinh xuống thấp và chênh lệch về mức sinh giữa các vùng.
Từ thực tế trên, để phát triển dân số, đất nước bền vững, gia đình và người dân hạnh phúc, chuyên gia kiến nghị 11 giải pháp. Trong đó, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân đề xuất cần quy định thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn (8 giờ lao động/ngày, 40 giờ/tuần) để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc con cái, gia đình và sở thích riêng tư.
Toàn cảnh hội thảo “Góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương”. |
Để mỗi gia đình có thể sinh được hai con thì thu nhập của hai người đi làm phải nuôi được 4 người (gồm hai người lớn, hai trẻ con). Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động cần thống nhất nhận thức và giải pháp để gia đình có 2 người đi làm có đủ thu nhập để nuôi dạy, cho 2 con học hành. “Cần chuyển từ quy định lương tối thiểu sang quy định lương đủ sống tối thiểu cho gia đình 4 người”, ông Nhân nêu ý kiến.
Chuyên gia cũng cho rằng cần có thị trường nhà ở có tính cạnh tranh, sự hỗ trợ và giám sát của nhà nước để người lao động có thể thuê hoặc mua được nhà với giá cả chấp nhận được, để việc không có nhà không trở thành điều kiện không thể vượt qua khi kết hôn.
Điều kiện làm việc, chế độ nghỉ khi có thai và sinh con, chế độ lương và thăng tiến ở doanh nghiệp phải khuyến khích việc lập gia đình và sinh con, không tạo ra xung đột giữa việc làm và gia đình, có con.
Cần thực hiện phổ cập giáo dục mầm non (trẻ từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi) để cha mẹ có điều kiện làm việc và phát triển ngay cả khi sau sinh và con còn nhỏ. Phát triển hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập để phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và phổ cập nghề.
Luật cũng cần quy định trách nhiệm giữa vợ và chồng trong việc làm việc nhà, nuôi dạy con, thực hiện bình đẳng giới thực sự. Xây dựng môi trường xã hội thân thiện với trẻ em, người mẹ và gia đình, thể hiện sự trân trọng của xã hội với những người làm tròn trách nhiệm công dân để đất nước phát triển bền vững về lao động và dân số.
Các gia đình tự quyết định số con và thời điểm sinh con. Phát triển hệ thống tư vấn chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ sinh sản.
Tại hội thảo, Cục Dân số tiếp tục đưa ra đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con và trao quyền quyết định số con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh con cho các cặp vợ chồng.
Theo ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con đã áp dụng trong nhiều năm nay và mỗi giai đoạn lại một chính sách khác nhau, trong đó có việc xử phạt do vi phạm các quy định về chính sách dân số như sinh con thứ 3.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc xử phạt với những người sinh con thứ 3 không còn phù hợp. Nước ta đang có xu hướng mức sinh giảm, dù chưa ở mức báo động nhưng sẽ trở thành vấn đề quan trọng nếu chúng ta không có giải pháp can thiệp từ bây giờ. Vì vậy, việc nới lỏng quy định sinh 1-2 con là cần thiết.
Cục Dân số đang xin ý kiến góp ý các chuyên gia, nhà nghiên cứu để báo cáo với Bộ Y tế, sau đó báo cáo Chính phủ các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cặp vợ chồng - những đối tượng mong muốn sinh con để đảm bảo chất lượng dân số, giống nòi tốt nhất.
Cũng theo lý giải của lãnh đạo Cục Dân số, thực tế hiện nay, nhiều người mong muốn và điều kiện để sinh con thứ 3, nhất là cán bộ công chức. Tuy nhiên, khi sinh con thứ 3 thì họ gặp phải những chế tài xử phạt, nhất là đối với đảng viên, mà những chế tài này đều đã được xây dựng từ rất nhiều năm trước.
Trong khi, một bộ phận khác không vướng vào những chế tài này như những người nông dân, lao động ở vùng sâu vùng xa thì lại sinh nhiều con.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49