Phỗng đất, một phần ký ức của tuổi thơ
Nghệ nhân lưu giữ nghệ thuật tò he trong lòng Hà Nội | |
Tết Trung thu: Đồ chơi truyền thống chiếm ưu thế | |
Những người làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở Hà Nội |
Những hình tượng phỗng đất truyền thống |
Cùng với sự phát triển của thị trường đồ chơi hiện đại, phỗng đất dần trôi vào quên lãng. Số người biết, duy trì nghề làm phỗng đất ngày càng ít, bởi đây vốn là mặt hàng chỉ mang tính thời vụ, chủ yếu được làm trong dịp Tết Trung thu.
Theo nghệ nhân Phùng Đình Giáp (thôn Đông Khê, xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh), một trong số ít người còn lưu giữ và làm nghề nặn phỗng đất: Trước đây, phỗng đất chỉ được làm vào dịp Tết Trung thu với những hình tượng truyền thống gồm: Đức Phật, người già, em bé và chim, rùa. Nhưng vài năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các mẫu đồ chơi phỗng đất đã đa dạng hơn và cũng bị bó hẹp thời gian Tết Trung thu nữa.
Phỗng đất được làm từ sự pha trộn giữa đất sét và giấy bản. Các công đoạn làm phỗng đất cũng rất công phu và cầu kỳ. Đất sét được đào ở độ sâu từ 2-3m, lấy về phơi cho khô rôi đập thành bột mịn. Giấy bản ngâm trong nước đến khi đã mủn hoàn toàn thì trộn đất và giấy vào với nhau, vừa trộn tay, vừa dùng chày đập cho đến khi hai thứ hỗn hợp này quyện với nhau làm một mới mang ra nặn, nặn xong phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời.
Phỗng đất có bề ngoài đơn giản nhưng lại đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật nặn tinh xảo. |
Sau khi được phơi khô kiệt, phỗng đất sẽ được sơn phủ một lớp hỗn hợp gồm bột điệp trắng, hồ nếp pha với nước theo một tỉ lệ thích hợp. Sau đó lại mang phơi cho khô rồi vẽ màu lên cho hoàn chỉnh. Màu sắc để vẽ phỗng chỉ là những màu cơ bản gồm trắng, vàng, xanh, đỏ, đen... Đây là những gam màu truyền thống, khi vẽ lên sẽ tạo cảm giác thân thuộc, gắn bó.
Phỗng đất có bề ngoài đơn giản nhưng lại đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật nặn tinh xảo, cầu kỳ, tỉ mỉ và cẩn thận. Từng công đoạn, đều được nghệ nhân cảm nhận và tạo thành từ đôi bàn tay khéo léo.
Ngày nay, mặc dù mặt hàng phỗng đất không còn được ưa chuộng như trước đây và cũng không còn nhiều người biết, duy trì nghề nặn phỗng đất nữa. Tuy nhiên, với nhiều người, phỗng đất vẫn là một phần ký ức của tuổi thơ mà không phải ai cũng có được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26