--> -->

Phòng, chống dịch từ những đám cưới văn minh

Từ xưa tới nay, việc cưới xin luôn là vấn đề quan trọng đối với mỗi người, ai cũng mong có cho mình một lễ cưới thật đầy đủ, chu đáo. Thế nhưng, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, từ đầu năm tới nay, nhiều gia đình tại Hà Nội đã quyết định tổ chức lễ cưới theo hướng văn minh, đơn giản, thậm chí lùi cưới, cưới online. Qua đó, góp phần không nhỏ vào cuộc chiến chống "giặc" Covid-19, lan tỏa nếp sống văn minh, lành mạnh.
Cô dâu trong đám cưới online ở bệnh viện dã chiến: "Cứ ngỡ váy cưới là bộ đồ bảo hộ" Xúc động đám cưới online tại bệnh viện dã chiến của cô gái vào Nam chống dịch

Từ hoãn cưới cho đến cưới online

Liên tục từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 lây lan rộng khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng không nhỏ. Để chung tay phòng, chống dịch, nhiều cặp đôi tại Hà Nội đã rút gọn các nghi thức cưới hỏi, chỉ đón nhau về với một mâm cơm thắp hương tổ tiên, không tổ chức tiệc cưới hoặc tổ chức gói gọn trong nội bộ gia đình.

Đơn cử như đám cưới của cặp đôi Vũ Thị Mai (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm). Được biết, mặc dù đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng cho đám cưới của mình nhưng chị Mai vẫn phải ngậm ngùi bàn bạc với chồng tương lai và gia đình hai bên để rút gọn đám cưới một cách tối đa nhất.

Theo đó, các nghi thức cưới hỏi được gói gọn trong một buổi sáng. Tiệc mừng chỉ có 5 mâm cỗ cùng thành phần dự là anh em trong gia tộc. Không tránh khỏi sự tiếc nuối nhưng vì dịch bệnh chưa có chiều hướng dừng lại, hơn nữa Thành phố không cho tụ tập đông người nên mọi người đều ủng hộ quyết định của đôi trẻ.

Chị Mai cho biết: “Tôi và chồng đã từng nghĩ sẽ tổ chức một đám cưới thật đầy đủ với đông đảo khách mời, đặc biệt là họ hàng và bạn bè của hai đứa. Song, do địa phương tích cực vận động thực hiện nếp sống văn minh lồng ghép phòng, chống dịch Covid-19 và bản thân gia đình cũng không muốn “ngày vui trở thành ngày lo”, nên hai họ nhất trí tổ chức cưới lấy ngày trước và sẽ báo hỷ, mời quan khách trong một dịp nào đó, khi mà dịch bệnh đã thực sự lắng xuống”.

Phòng, chống dịch từ những đám cưới văn minh
Cặp đôi Phương Mai, Thái Linh (Cầu Diễn, Nam Từ Liêm), tổ chức đám cưới gọn nhẹ trong nội bộ gia đình.

Không chỉ tổ chức đám cưới với quy mô dưới 30 người, nhiều đôi bạn trẻ còn chủ động tổ chức lễ cưới online. Bạn Nguyễn Thị Bích Phương (23 tuổi, quê Vĩnh Phúc) hiện sống tại Tây Hồ (Hà Nội) chia sẻ, cô và chồng yêu nhau đã hơn 5 năm, ngày cưới cũng được hai bên gia đình ấn định từ lâu nên trong thời điểm dịch bệnh phức tạp cặp đôi vẫn quyết định tổ chức đám cưới đúng ngày bằng hình thức trực tuyến. Lễ cưới diễn ra vô cùng đơn giản, cô dâu không váy cưới, không trang điểm lộng lẫy, được em gái và một vài người bạn thân thiết “đưa” về nhà chồng (từ phòng khách tầng một lên tầng 2).

Tại đây, cặp đôi đã sắp xếp đầy đủ máy móc, kết nối qua Zoom và trình chiếu lên tivi để 2 bên gia đình ở điểm cầu Vĩnh Phúc, Ninh Bình có thể nhìn thấy rõ. Theo Phương, hiện tại dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc cưới online hay gói gọi trong nội bộ gia đình là việc nên làm, vừa thể hiện được sự văn minh trong cưới xin mùa dịch, vừa góp phần chung tay phòng, chống dịch. Như vậy, lễ cưới sẽ trở nên ý nghĩa hơn dù rằng ai cũng mong muốn ngày cưới của mình sẽ được tổ chức thật trọng thể.

Cùng với các gia đình, đến nay, nhiều cửa hàng tiệc cưới cũng chủ động trong việc nhận tổ chức tiệc với quy mô nhỏ, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Thậm chí, một số trung tâm tổ chức tiệc cưới tại quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân… đều đồng loạt không nhận tổ chức tiệc cưới trong bối cảnh Hà Nội vẫn liên tiếp ghi nhận những ca mắc Covid-19 mới. Chị Nguyễn Thu Hằng, chủ Nhà hàng Thu Hằng, đường Cầu Diễn (quận Bắc Từ Liêm) cho hay, đang trong mùa cưới nhưng cơ sở luôn chấp hành thông báo của chính quyền địa phương, chỉ nhận tổ chức tiệc cưới dưới 30 người. Nếu vượt quá quy định sẽ không tiếp nhận.

Hành động đẹp, chung tay phòng, chống dịch

Hiện nay, phong trào cưới văn minh lồng ghép phòng, chống dịch bệnh đã và đang được nhiều địa phương trên địa bàn Thủ đô tích cực hưởng ứng với những cách làm sáng tạo, đi kèm sự động viên, khích lệ kịp thời của chính quyền địa phương.

Chia sẻ về vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Láng Thượng Nguyễn Xuân Đông cho biết, thực hiện Kế hoạch số 243/KH-UBND của UBND Thành phố về việc thực hiện Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, từ đầu tháng tới nay, UBND phường Láng Thượng thường xuyên tuyên truyền đến từng hộ gia đình về các quy định trong việc cưới xin, đồng thời khuyến khích các cặp đôi chỉ nên đăng ký kết hôn chứ không nên tổ chức lễ cưới trong mùa dịch. Phường cũng nêu rõ, nếu gia đình nào vi phạm quy định phường sẽ tiến hành xử lý nghiêm. Nhờ biện pháp vừa tuyên truyền, vừa răn đe, đến nay, người dân trên địa bàn phường đều chấp hành tốt các quy định.

“Tại phường Láng Thượng có địa điểm Nhà sinh hoạt công đồng tại ngõ 159 ngõ Pháo đài Láng là nơi thường xuyên diễn ra đám cưới của các cặp đôi. Nắm rõ được đặc điểm đó, UBND phường đã ra quyết định cấm tổ chức tiệc cưới tại đây và yêu cầu cấp Ủy chi bộ, Ban Công tác mặt trận, Tổ trưởng tổ dân phố phải tuyên truyền, quán triệt tới người dân. Bên cạnh đó, UBND phường cũng yêu cầu các nhà hàng trên địa bàn ký cam kết không nhận tổ chức tiệc cưới quá 30 người, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt”, ông Đông nhấn mạnh.

Phòng, chống dịch từ những đám cưới văn minh
Một số cặp đôi lựa chọn tổ chức đám cưới online trong mùa dịch.

Tương tự phường Láng Thượng, tại quận Bắc Từ Liêm, việc cưới xin văn minh trong mùa dịch cũng được thực hiện nghiêm túc. Bà Phan Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin quận Bắc Từ Liêm thông tin thời gian qua đã có hàng chục đám cưới trên địa bàn quận được tổ chức theo nhiều cách thức khác nhau, nhưng rất gọn nhẹ, đơn giản mà vẫn ấm cúng, trang trọng. Cách làm này là sự hưởng ứng kịp thời của người dân trong thời điểm Chính phủ, thành phố yêu cầu không tổ chức các sự kiện tập trung đông người, qua đó thể hiện trách nhiệm chung tay vì sức khỏe cộng đồng.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long cho hay, những ngày qua, UBND quận đã có văn bản gửi tới các phường yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về tổ chức cưới hỏi. Trong đó, các phường phải vận động người dân hoãn đám cưới, hoặc tổ chức quy mô nhỏ gọn, văn minh. Tại lễ đón dâu, các gia đình phải bảo đảm tuân thủ “5K”. Đặc biệt, mỗi đám cưới diễn ra đều bắt buộc phải ký cam kết thực hiện quy định phòng, chống dịch và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

Có thể thấy, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc các địa phương đẩy mạnh vận động, tuyên truyền để các hộ gia đình tổ chức lễ cưới, vừa bảo đảm trang trọng, ấm cúng, vừa hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm là việc làm cần thiết cho sức khỏe cộng đồng. Điều đáng mừng là phong trào này đã được nhiều hộ gia đình tích cực hưởng ứng, cộng đồng hoan nghênh. Mong rằng, phong trào tiếp tục được nhân rộng, qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe cho mỗi gia đình, cộng đồng và đẩy lùi dịch bệnh; đồng thời tạo nếp sống văn minh trong việc cưới.

Mới đây, ngày 9/11/2021, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 157/HD-SVHTT hướng dẫn thực hiện Quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, đối với các hoạt động văn hóa tập trung trên 30 người, khuyến khích tổ chức theo hình thức trực tuyến. Trường hợp tổ chức trực tiếp phải xây dựng kế hoạch bảo đảm phòng, chống dịch theo quy định; 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 (trong vòng 6 tháng); có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ…

Về lễ cưới, cần rút ngắn thời gian tổ chức và không tập trung quá 30 người trong cùng một thời điểm; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo quy định; 100% người tham dự đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 (trong vòng 6 tháng); người thuộc diện cách ly hoặc có triệu chứng nghi mắc Covid-19 không được tham dự. Tương tự, với việc tang, ngoài những quy định trên, còn cần không tổ chức ăn uống tại lễ tang, hạn chế đoàn viếng ở mức tối đa 5 người/đoàn...

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an Hà Nội: Chủ động phục vụ nhân dân ngày đầu sáp nhập địa giới hành chính

Công an Hà Nội: Chủ động phục vụ nhân dân ngày đầu sáp nhập địa giới hành chính

Ngày 1/7/2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi 126 đơn vị Công an phường, xã mới trên địa bàn Hà Nội chính thức đi vào hoạt động sau công cuộc sắp xếp lại đơn vị hành chính. Dù là ngày đầu tiên, không khí làm việc tại các trụ sở diễn ra nhịp nhàng, thông suốt, cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng Công an Thủ đô trong việc phục vụ nhân dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp tại Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp tại Hà Nội

Chiều 1/7, ngày đầu tiên mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động trên cả nước, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã đi thăm, kiểm tra tại Hà Nội.
Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở công an phường, xã
Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Ngày đầu Hà Nội triển khai mô hình chính quyền 2 cấp: Mọi việc diễn ra thông suốt, người dân rất hài lòng

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền 2 cấp. Theo ghi nhận, cán bộ tại các xã, phường làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, công việc thông suốt; người dân, doanh nghiệp đến làm thủ tục đều cảm nhận khí thế mới và rất hài lòng.
Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Theo dự kiến, tại Hà Nội, vé đa phương thức liên thông bằng xe buýt và đường sắt đô thị 12 tháng là 2.820.000 đồng với trường hợp ưu tiên và 5.640.000 đồng với trường hợp không ưu tiên.
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.

Tin khác

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ trên bản đồ du lịch quốc tế khi xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 15 thành phố được khách du lịch ưa chuộng nhất thế giới do tạp chí Time Out (Anh) công bố.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Xem thêm
Phiên bản di động