Phố Hàng Bồ
Bác sĩ Trần Duy Hưng: Chủ tịch Thành phố của dân, vì dân | |
Hà Nội: Cháy lớn tại phố Hàng Bồ |
Đầu phố Hàng Bồ trước gọi là Hàng Dép. Nhiều cửa hàng bán đủ loại guốc, giày, dép như guốc đẽo bằng gốc tre, guốc gỗ vông quai da, dép có loại quai cong, quai ngang; giầy có loại cho nam – giầy Hạ, cho nữ: giầy Cườm, giầy Mang cá…
Cuối thế kỷ 18, Hàng Bồ phần nhiều là dinh thự của các quan lại, quý tộc họ Vương, họ Tạ trên những mảnh đất rộng xây 2, 3 tầng. Thời Pháp thuộc, một số người Quảng Đông, Trung Quốc đến định cư trên phố. Họ lập nên những xưởng sản xuất pin đèn, nến thắp, mực in hay mở cửa hàng như Dự Thái Tường số nhà 74 chuyên bán các loại mũ đắt tiền, sang trọng.
Tư sản Việt Nam là những ông chủ có đầu óc kinh doanh lớn chọn nơi đây lập nghiệp như Quảng Hưng Long số nhà 79 chuyên buôn bán tôn, sắt, thép. Nhà in Lê Cường tọa lạc trên mặt bằng 3 số nhà 73, 75, 77 với chiều sâu gần 100m, xưởng dệt Cư Giao nằm trên khoảng đất rộng số nhà 15…
Vào những ngày giáp Tết, dọc hè phố Hàng Bồ các ông đồ nho hay chữ trải chiếu ngồi với những chồng giấy điều bên nghiên mực tàu nắn nót viết. Khách xúm quanh ngắm nhìn, thán phục, mua chữ mang về treo trong nhà đón mừng năm mới tốt đẹp.
Những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà tư bản Hàng Bồ vào công ty hợp doanh. Hàng Bồ có khá nhiều cửa hàng bách hóa nằm rải rác trên phố, các số nhà 42, 52, 54, 60… Hàng loạt hợp tác xã lớn được thành lập kinh doanh đủ nghề với hàng trăm xã viên như HTX Thịnh Tường, Tân Phương chuyên cắt xén giầy, đóng sổ sách…
HTX Hồng Châu chế tác mặt hàng mỹ nghệ vàng bạc. HTX Hồng Thái chiếm một mặt bằng rộng của ngôi nhà 88. Tại đây, đặt hàng chục chiếc máy đột dập các cỡ, từ nhỏ đến lớn, sản xuất ra những sản phẩm gia dụng như bếp đèn dầu các loại, cặp lồng, chậu nhôm, chảo…
Một thời gian dài Hàng Bồ là một phố cổ mang hơi thở, nhịp sống khẩn trương của ngành công nghiệp nhẹ. Ngày nay, phố Hàng Bồ là một địa bàn có nhiều cơ quan nhà nước.
Phố cổ Hàng Bồ đang dần chuyển thành phố chuyên doanh. Thoạt đầu chỉ vài ba nhà đầu phố buôn bán những cuộn chỉ, kim khâu, cúc áo, dây chun… Thế mà giờ đây, cả phố san sát những quầy hàng trưng biển hiệu: Dũng Hà, Thiên Hương, Thắng Hạnh chuyên kinh doanh các phụ kiện, hàng may mặc.
Không chỉ có thế, mặt hàng nhỏ nhẹ này đang tràn sang đường Lương Văn Can, mở rộng địa bàn kinh doanh đến giữa phố và lác đác vài cửa hàng cuối phố.
Việc hình thành một phố chuyên doanh như một quy luật tự nhiên. Nó phù hợp với truyền thống đất kinh kỳ - người kẻ chợ: Buôn có bạn, bán có phường. Điều này thêm minh chứng cho tính năng động, tương thích với sự đổi mới của cuộc sống người Tràng An.
Lê Nhật Tăng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30