Phó Đức Chính - Đại sự không thành chết là vinh!
Tìm lại ký ức | |
"Tìm lại ký ức" tại "Hilton-Hà Nội" | |
Khai mạc trưng bày chuyên đề "Thép nơi ngục lửa" | |
Địa chỉ "đỏ" cần đến trong lòng Thủ đô |
Cuộc tọa đàm diễn ra tại nơi 87 năm về trước thực dân Pháp đã giam Phó Đức Chính sau đó đưa lên Yên Bái để hành quyết. Cuộc tọa đàm được tổ chức nhằm thu thập thêm nhiều luận cứ khoa học và tư liệu lịch sử liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Phó Đức Chính, đặc biệt là thời gian ông và các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò cũng như ảnh hưởng của khởi nghĩa Yên Bái trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Tại cuộc tọa đàm, Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đã giới thiệu những hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân Phó Đức Chính. |
Tại tọa đàm đã có 23 bài tham luận liên quan đến danh nhân Phó Đức Chính của các chuyên gia lịch sử, những nhà nghiên cứu văn hóa, nhân chứng, gia đình, bạn bè của danh nhân. Các tham luận tập trung phân tích sâu về khí phách hiên ngang, tấm gương kiên trung của Phó Đức Chính, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, những hoạt động tri ân của Đảng, Nhà nước đối với chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng đã hy sinh vì đất nước.
Danh nhân Phó Đức Chính sinh năm 1907 trong một gia đình Nho học tại làng Đa Ngưu (nay thuộc xã Tân Tiến), huyện Văn Giang, Hưng Yên. Tháng 12/1927, ông tham gia thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng, là một trong những thành viên lãnh đạo của Tổng bộ, phụ trách công tác tổ chức và phát triển đảng.
Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm sang Lào làm việc. Ngày 9/2/1929, Việt Nam Quốc dân Đảng cử Nguyễn Văn Viên ám sát trùm mộ phu Bazin ở Hà Nội. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng bị tổn thất nặng nề, Phó Đức Chính bị bắt đưa về nước. Không có bằng chứng để buộc tội, chúng trả tự do cho ông.
Trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, Phó Đức Chính được giao nhiệm vụ đánh đồn Thông (Sơn Tây). Do chênh lệch về lực lượng, tổ chức còn lỏng lẻo, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị dập tắt. Từ ngày 27 - 28/3/1930, ông bị đưa ra xét xử tại Hội đồng Đề hình Yên Bái. Sau khi kết án tử hình, thực dân Pháp chuyển ông và các chiến sĩ về giam tại Nhà tù Hỏa Lò chờ ngày thi hành án. Rạng sáng ngày 17/6/1930, trước khi bị hành hình, ông kịp hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam vạn tuế”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05