-->

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tăng cường tiêm vắc xin, ưu tiên đối tượng có nguy cơ cao

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội trong giai đoạn tới là tăng cường tiêm vắc xin. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, có vắc xin đến đâu tiêm ngay đến đó, theo đúng hướng dẫn của Trung ương và bám sát với tình hình thực tế. Trong đó, tiếp tục ưu tiên tiêm cho các đối tượng có nguy cơ cao như lực lượng tuyến đầu, bảo vệ các khu nhà, bán hàng, công nhân, người hoạt động làm việc trong các chuỗi cung ứng, shipper, lái xe đã được Thành phố trưng dụng...
Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đồng ý chủ trương tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 6/9 Hà Nội gửi tặng thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương 6.000 tấn gạo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Lực lượng Công an vừa là nòng cốt tuyến đầu, vừa là chủ công ở cơ sở

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào phòng, chống dịch

Tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội chiều 20/8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, trong thời gian qua, cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là các thôn, tổ dân phố đã rất nỗ lực, cố gắng. Tình hình dịch bệnh từng bước được kiềm chế.

undefined
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại cuộc họp

Thành phố đã thực hiện một loạt các giải pháp như tiêm chủng đúng theo chỉ đạo của Trung ương, sát tình hình thực tế, có vắc xin đến đâu tiêm ngay đến đó và theo thứ tự các đối tượng ưu tiên theo đúng hướng dẫn của Trung ương và có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đáng chú ý, đã có 48,5% công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố được tiêm vắc xin. Ông Nguyễn Văn Phong cho biết, tới đây tiếp tục tiêm cho các đối tượng có nguy cơ cao, như lực lượng tuyến đầu, bảo vệ các khu nhà, bán hàng, công nhân, người hoạt động làm việc trong các chuỗi cung ứng, shipper, lái xe đã được Thành phố trưng dụng...

Theo ông Nguyễn Văn Phong, Hà Nội cũng triển khai xét nghiệm diện rộng nhưng có trọng tâm, trọng điểm là những "vùng đỏ", vùng nguy cơ cao, đối tượng có nguy cơ, đặt mục tiêu lấy 1,3 triệu mẫu để xét nghiệm, qua đó đã sàng lọc được những đối tượng F0 trong cộng đồng. Thành phố tập trung nâng cao năng lực mọi mặt của ngành Y tế: Nâng cấp trang thiết bị, cung cấp bổ sung thêm hệ thống oxy; đào tạo, tập huấn đội ngũ y, bác sĩ; chuẩn bị các bệnh viện thu dung, điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ...

Cùng với đó, Hà Nội cũng đã chuẩn bị cho 3 giai đoạn với 10.000, 20.000, 30.000 giường điều trị và hiện đã xong giai đoạn 1. Thành phố tranh thủ thời gian này để thành lập thêm các khu cách ly tập trung xa trung tâm, hiện đã vận hành được 30.000 chỗ, đang chuẩn bị tiến tới 70.000 và 100.000 chỗ. Thực tế cho thấy đây là những hướng đi đúng.

undefined
Điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức.

Thành phố chỉ đạo các cơ quan ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào phòng, chống dịch. Nâng cấp Trung tâm cấp cứu 115, kết nối tất cả các xe cấp cứu, tập huấn và chuẩn bị thêm 500 xe taxi phục vụ nhanh chóng cho công tác cấp cứu, được quản lý bằng phần mềm. Thành phố cũng đang thử nghiệm phần mềm quản lý F1 có liên thông với F0, đảm bảo chặt chẽ, khoa học để chủ động trong trường hợp có nhiều F1.

Đảm bảo an sinh xã hội, kịp thời hỗ trợ người khó khăn

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian qua, Thành phố đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của nhân dân, nhiều cơ sở đã chủ động, tự nguyện thiết lập "vùng xanh", huy động được lực lượng rất lớn nhân dân tham gia. Đây là việc làm rất hiệu quả giúp quản lý từ cơ sở và giảm gánh nặng cho lực lượng tuyến đầu, huy động được sự vào cuộc của nhân dân với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phong, dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng nguy cơ vẫn rất cao. Vẫn còn có F0 trong cộng đồng; dịch bệnh ở phía Nam và các tỉnh lân cận vẫn diễn biến phức tạp; một số mục tiêu của việc giãn cách đặt ra như hạn chế mức thấp nhất người ra đường vẫn chưa đạt được. "Do vậy, nếu không tiếp tục thực hiện chống dịch quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn nữa thì tình hình dịch bệnh vẫn có khả năng bùng phát trên địa bàn thành phố Hà Nội", Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.

undefined
Các cấp Công đoàn Thủ đô hỗ trợ công nhân, người lao động khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19

Theo ông Nguyễn Văn Phong cho biết, vừa qua Chủ tịch nước đã đi thăm trực tiếp tại cơ sở, kiểm tra Sở Chỉ huy phòng, chống dịch của Thành phố. Lãnh đạo Trung ương đánh giá cao sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, sự chủ động từ cơ sở, mong muốn giữ bằng được sự bình yên của Thủ đô, giữ được "vùng xanh", qua đó tác động đến cả nước, nhất là các vùng phía Bắc.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, Ban Thường vụ Thành ủy đồng ý với đề xuất của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố: Tiếp tục giãn cách sau ngày 23/8 đến 6h ngày 6/9/2021. Giao Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo UBND Thành phố ban hành Công điện mới về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của UBND Thành phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Phong, mục tiêu trong giai đoạn tới là tận dụng ngày giãn cách xã hội để tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để bóc tách F0; tăng cường tiêm vắc xin; nâng cao năng lực của y tế Thủ đô để chủ động hơn một bước, chuẩn bị cao hơn một bước so với thực tế để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Thành phố cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện các nội dung công việc còn bộc lộ hạn chế trong thời gian vừa qua, như thực hiện giãn cách nhưng trên thực tế lượng người ra đường vẫn còn đông. "Việc này Thành phố đã giao Công an Thành phố có đánh giá cụ thể về lượng người ra đường, giấy tờ cấp cho người đi đường, đối tượng ra đường để tổng hợp, tham mưu với Sở Chỉ huy phòng, chống dịch của Thành phố về giải pháp phù hợp hơn, sát tình hình thực tiễn hơn, đảm bảo giãn cách quyết liệt, thực chất và hiệu quả hơn nữa", ông Nguyễn Văn Phong nêu rõ.

undefined
Quang cảnh cuộc họp

Bên cạnh công tác phòng, chống dịch, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội đã tích cực trong đảm bảo an sinh xã hội, bám sát thực tiễn, hỗ trợ người dân và các cơ quan, tổ chức có khó khăn. Thành phố đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ 10 nhóm đối tượng ngoài Nghị quyết 68 của Chính phủ. Chính sách này được người dân hết sức hoanh nghênh. Thành phố đã có chủ trương sau khi dịch bệnh giảm đi, Thành phố sẽ dùng 500 tỷ từ vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các doanh nghiệp vay hỗ trợ giải quyết việc làm.

Ngoài ra, Hà Nội cũng triển khai hỗ trợ một số nước bạn trong phòng, chống dịch; hỗ trợ bằng tiền mặt, trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cho thành phố Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phố phía Nam. "Hà Nội cũng cảm ơn sự hỗ trợ của các tỉnh, thành bạn đã chia sẻ một phần khó khăn đối với Hà Nội trong thời gian qua", Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động