-->

Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đồng ý chủ trương tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 6/9

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã đồng ý đề xuất tiếp tục giãn cách sau ngày 23/8 đến 6h ngày 6/9. Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, mục tiêu trong giai đoạn tới là tận dụng ngày giãn cách xã hội để tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để bóc tách F0; tăng cường tiêm vắc xin; nâng cao năng lực của y tế Thủ đô để chủ động hơn một bước, chuẩn bị cao hơn một bước so với thực tế để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.
Hà Nội gửi tặng thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương 6.000 tấn gạo Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, phải chuẩn bị cho phương án cao nhất Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Lực lượng Công an vừa là nòng cốt tuyến đầu, vừa là chủ công ở cơ sở

48,5% công nhân tại khu công nghiệp đã được tiêm vắc xin

Chiều 20/8, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố chủ trì cuộc họp thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Cùng dự có: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Chử Xuân Dũng; lãnh đạo một số Sở, ngành Thành phố.

undefined
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đã thông tin sơ bộ tình hình triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Theo đó, trong đợt dịch thứ tư (từ 27/4 đến nay), Hà Nội đã ghi nhận 2.695 ca mắc, hiện có 10 chùm ca bệnh. Qua rà soát các trường hợp ho, sốt ngoài cộng đồng phát hiện 1.406 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã.

Bà Hà cho biết, Thành phố đã bố trí và kích hoạt 10.600 giường điều trị bệnh nhân Covid-19. Đồng thời yêu cầu các bệnh viện tư nhân bảo đảm 40% số giường bệnh tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19. Sở Y tế Hà Nội cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan để vận hành hệ thống tư vấn sức khỏe qua tổng đài 1022. Hiện tại 1.000 bác sĩ đã đăng ký tham gia; đã tập huấn 350 bác sĩ để bắt đầu triển khai thực hiện tư vấn sức khỏe.

Bên cạnh đó, hệ thống cấp cứu 115 Thành phố cũng đã chuyển từ Analog sang hệ thống VoIP 24 line (công suất tối đa có thể nhận được 10.000 cuộc gọi/ngày). 143 xe cấp cứu được đăng ký trên hệ thống phần mềm điều hành LCS; tập huấn 500 lái xe sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển cấp cứu F0).

undefined
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà báo cáo tại cuộc họp

"Hà Nội cũng đang tập trung mọi nguồn lực, tận dụng tối đa "thời gian vàng" các ngày giãn cách xã hội thực hiện xét nghiệm theo diện rộng đảm bảo an toàn kết hợp với các hoạt động xét nghiệm theo truy vết, đánh giá nguy cơ lây nhiễm để trong thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để F0, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan, bùng phát", Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.

Về công tác tiêm chủng, bà Hà cho biết, Thành phố đã triển khai 1.000 dây truyền tiêm chủng (tối đa 1.200 dây chuyền) để đáp ứng 200.000 mũi/ngày. Đến nay toàn Thành phố đã tiêm được 1.710.521 mũi, đạt 20,6%. Đáng chú ý, đã có 48,5% công nhân tại khu công nghiệp được tiêm vắc xin.

Tiếp tục kiểm soát chặt người ra đường

Về tình hình cung ứng hàng hóa, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng dự trữ bảo đảm nhu cầu của nhân dân. Thành phố đã bố trí 9.291 cơ sở bán hành thiết yếu (gồm: 103 siêu thị, 449 chợ, 473 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 8.216 điểm bán lương thực, thực phẩm).

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thành phố "không để người dân nào bị thiếu đói, ốm đau mà không được quan tâm", bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước như Nghị quyết 68 của Chính phủ, Quyết định 3642 của UBND thành phố Hà Nội về hỗ trợ người lao động khó khăn do Covid-19, các cấp, các ngành, các đơn vị của Hà Nội đã kịp thời hỗ trợ cho những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

undefined
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Quốc Khánh báo cáo tại cuộc họp

Đáng chú ý, các cấp Công đoàn Thành phố đã chăm lo, hỗ trợ cho 38.590 lượt người lao động khó khăn với tổng số tiền 37,73 tỷ đồng. Các quận, huyện đã hỗ trợ 50.582 lượt người, hộ gia đình gặp khó khăn trên địa bàn với kinh phí 19,92 tỷ đồng.

Về công tác khai giảng năm học mới 2021-2022, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết, Thành phố sẽ tổ chức khai giảng theo đúng tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vào 7h30 ngày 5/9/2021 (Chủ nhật). Sở sẽ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức lễ khai giảng trực tuyến và truyền hình trực tiếp đến toàn thể nhân dân, học sinh Thủ đô.

Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, trong thực hiện đợt giãn cách thứ hai, người dân ra đường còn rất đông. Công an Thành phố đã thành lập 6 tổ công tác hoạt động như mô hình tổ 141. Trong 3 ngày kiểm tra 33.700 lượt phương tiện, xử lý hành chính 265 lượt vi phạm. Thời gian tới, Công an Thành phố sẽ tăng cường hoạt động của các tổ công tác, kết hợp với các tổ tuần tra, kiểm soát của công an các địa phương kiểm soát chặt người ra đường, bảo đảm hiệu quả giãn cách xã hội.

Đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, tăng cường tiêm vắc xin

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá, trong thời gian qua, cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, đặc biệt là các thôn, tổ dân phố đã rất nỗ lực cố gắng, tình hình dịch bệnh từng bước được kiềm chế.

undefined
Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội báo cáo tại cuộc họp

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, trong thời gian qua, Thành phố đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực của nhân dân, nhiều cơ sở đã chủ động, tự nguyện thiết lập "vùng xanh", huy động được lực lượng rất lớn nhân dân tham gia. "Đây là việc làm rất hiệu quả giúp quản lý từ cơ sở và giảm gánh nặng cho lực lượng tuyến đầu, huy động được sự vào cuộc của nhân dân với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả", ông Nguyễn Văn Phong nêu rõ.

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng nguy cơ vẫn rất cao. Vẫn còn có F0 trong cộng đồng; dịch bệnh ở phía Nam và các tỉnh lân cận vẫn diễn biến phức tạp; một số mục tiêu của việc giãn cách đặt ra như hạn chế mức thấp nhất người ra đường vẫn chưa đạt được. "Do vậy, nếu không tiếp tục thực hiện chống dịch quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn nữa thì tình hình dịch bệnh vẫn có khả năng bùng phát trên địa bàn thành phố Hà Nội", ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, vừa qua, Chủ tịch nước đã đi thăm trực tiếp tại cơ sở, kiểm tra Sở Chỉ huy phòng, chống dịch của Thành phố. Lãnh đạo Trung ương đánh giá cao sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô, sự chủ động từ cơ sở, mong muốn giữ bằng được sự bình yên của Thủ đô, giữ được "vùng xanh", qua đó tác động đến cả nước, nhất là các vùng phía Bắc.

undefined
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan báo cáo tại cuộc họp

Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Thường vụ đồng ý với đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND Thành phố: Tiếp tục giãn cách sau ngày 23/8 đến 6h ngày 6/9/2021. Giao Ban Cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo UBND Thành phố ban hành Công điện mới về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 17 của UBND Thành phố trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, mục tiêu trong giai đoạn tới là tận dụng ngày giãn cách xã hội để tiếp tục đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để bóc tách F0; tăng cường tiêm vắc xin; nâng cao năng lực của y tế Thủ đô để chủ động hơn một bước, chuẩn bị cao hơn một bước so với thực tế để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Thành phố cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện các nội dung công việc còn bộc lộ hạn chế trong thời gian vừa qua, như thực hiện giãn cách nhưng trên thực tế lượng người ra đường vẫn còn đông. "Việc này Thành phố đã giao Công an Thành phố có đánh giá cụ thể về lượng người ra đường, giấy tờ cấp cho người đi đường, đối tượng ra đường để tổng hợp, tham mưu với Sở chỉ huy phòng, chống dịch của Thành phố về giải pháp phù hợp hơn, sát tình hình thực tiễn hơn, đảm bảo giãn cách quyết liệt, thực chất và hiệu quả hơn nữa", ông Nguyễn Văn Phong nêu rõ.

undefined
Quang cảnh cuộc họp

Trong thời gian vừa qua, Hà Nội một mặt tích cực trong công tác phòng, chống dịch; một mặt đẩy mạnh đảm bảo an sinh xã hội, bám sát thực tiễn, hỗ trợ người dân và các cơ quan, tổ chức có khó khăn. Thành phố đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ 10 nhóm đối tượng ngoài Nghị quyết 68 của Chính phủ. Chính sách này được người dân hết sức hoanh nghênh. Đáng chú ý, Thành phố đã có chủ trương sau khi dịch bệnh giảm đi, Thành phố sẽ dùng 500 tỷ từ vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các doanh nghiệp vay hỗ trợ giải quyết việc làm.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Phong, Thành phố cũng triển khai hỗ trợ một số nước bạn trong phòng, chống dịch; hỗ trợ bằng tiền mặt, trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cho thành phố Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phố phía Nam. "Hà Nội cũng cảm ơn sự hỗ trợ của các tỉnh, thành bạn, đã chia sẻ một phần khó khăn đối với Hà Nội trong thời gian qua", Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động