-->

Phát triển mạng lưới xe buýt xứng tầm

Nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng là giải pháp cơ bản để giải quyết ùn tắc giao thông và hạn chế các phương tiện cá nhân. Trong vận tải hành khách công cộng, xe buýt vẫn đóng vai trò chủ yếu, là phương tiện không thể thiếu.
phat trien mang luoi xe buyt xung tam Hà Nội xây dựng, lắp mới 600 nhà chờ xe buýt đạt tiêu chuẩn Châu Âu
phat trien mang luoi xe buyt xung tam Kỳ cuối: Quan trọng nhất là phát triển đồng bộ hạ tầng

Xe buýt dần thay đổi

Nghị quyết số 04/2017/NQ – HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030” đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua gần 3 năm.

phat trien mang luoi xe buyt xung tam

Để phát huy tính hiệu quả của Nghị quyết, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển các phương thức vận tải hành khách công cộng coi đây là giải pháp hữu hiệu để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường. Trong đó, xe buýt nhờ tính linh hoạt, chi phí đầu tư hợp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội cao, được lựa chọn là loại hình vận tải hành khách công cộng chủ lực, tập trung đầu tư phát triển và đã có những bước tiến đáng ghi nhận.

Vận tải hành khách tiếp tục có sự tăng trưởng; tổng sản lượng vận chuyển hành khách công cộng trên toàn thành phố năm 2019 ước đạt 948,5 triệu lượt hành khách. Trong đó, xe buýt đạt 510,5 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 12% nhu cầu đi lại của người dân, góp phần hạn chế đáng kể phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Tính đến nay, mạng lưới xe buýt tại Hà Nội có 127 tuyến, trong đó có 103 tuyến trợ giá; đoàn phương tiện gồm 1.958 xe với chủng loại phong phú với xe buýt nhanh BRT; xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG; xe buýt đạt chuẩn khí thải EURO IV, V; xe City Tour….

Mặt khác, xe buýt hiện nay đã có rất nhiều tiện ích như: Wifi miễn phí; hệ thống thông báo, cảnh báo bằng âm thanh; sàn thấp, bán thấp phục vụ người khuyết tật, người già… Giám đốc Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ: “Không chỉ hướng đến nhiệm vụ vận chuyển hành khách, mà xe buýt còn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, góp phần xây dựng văn hóa, văn minh đô thị Hà Nội”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, do chịu áp lực chung của hạ tầng đô thị, tốc độ trung bình xe buýt Hà Nội chỉ còn dưới 20 km/giờ trong khi năm 2010, tốc độ này khoảng 23 km/h và mỗi năm có khoảng 180.000 lượt bỏ chuyến, quay đầu, hủy cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng hành khách của xe buýt ở Hà Nội không cao, chưa đến 1% so với năm 2018, do tỷ lệ chậm chuyến của xe buýt từ 10 – 20 phút/lượt vẫn còn chiếm tới 50 – 60%/tổng số chuyến, dẫn đến biểu đồ chạy xe bị phá vỡ, thời gian chuyến đi kéo dài, khiến sự hấp dẫn bị giảm đi rõ rệt. Thực tế này cho thấy, nếu không có một bước đi phù hợp, chắc chắn thì hệ thống xe buýt rơi vào tình trạng số chuyến giảm kéo theo người dân cảm thấy bất tiện do phải chờ đợi lâu.

Hướng đến mục tiêu xa hơn

Cần hiểu rằng, để có được sự thay đổi cho hạ tầng xe buýt như hiện nay, trước hết là nhờ những chính sách ưu tiên đặc biệt mà chính quyền thành phố dành cho xe buýt. Ngân sách trợ giá cho xe buýt hiện đã đạt đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Giá vé rẻ, phương tiện được đầu tư mới, hạ tầng điểm đỗ được nâng cấp đã tạo nên sức bật, gia tăng sản lượng khách cho xe buýt.

phat trien mang luoi xe buyt xung tam

Đối với công tác quản lý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội và các sở, ngành liên quan đã không ngừng có những điều chỉnh, hợp lý hóa mạng lưới luồng tuyến, đem xe buýt đến hầu khắp mọi tuyến đường, ngõ ngách, từ đô thị đến nông thôn, ngoại thành, phục vụ người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng.

Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe buýt cũng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ trong tư duy, ý thức, cho đến nền nếp, chất lượng phục vụ. Hình ảnh xe buýt Hà Nội hiện nay đã rất gần gũi với người dân bởi không chỉ chú trọng vào nghiệp vụ, các doanh nghiệp còn đặt ra yêu cầu rất cao đối với người lao động trong giao tiếp, ứng xử với hành khách, đặt nền móng vững chắc và ngày càng củng cố văn hóa xe buýt.

Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy vẫn là chưa đủ để đáp ứng hết yêu cầu trong xu thế hiện nay. Theo Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) Nguyễn Công Nhật, 3 khó khăn lớn nhất đối với xe buýt Hà Nội gồm: Thiếu làn đường riêng; thiếu quỹ đất dành cho hạ tầng, điểm đầu - cuối; hành lang và các điều kiện để người dân tiếp cận với xe buýt chưa thuận tiện.

Hiện nay, mạng lưới xe buýt đã tiếp cận toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã, có 438/584 xã, phường, thị trấn, 62/71 bệnh viện; 190/283 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; 100% các khu công nghiệp và các khu đô thị… có mạng lưới xe buýt tiếp cận. Việc làm này đã đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân, giảm bớt lưu lượng phương tiện cá nhân di chuyển vào nội đô.

Bên cạnh đó, hạ tầng điểm dừng đỗ, đầu - cuối của xe buýt cũng đang rất thiếu và yếu. Hầu hết các quy hoạch không gian và giao thông đô thị đều chưa tính đến hạ tầng dành riêng cho xe buýt, dẫn đến nhiều bất cập. Nói như vậy để thấy, nếu yêu cầu của hệ thống vận tải hành khách công cộng số lượng lớn phải đảm bảo tính kết nối, liên thông với các khu đô thị, khu dân cư và với phương tiện khác của người dân...

Thực tế ở Hà Nội hiện nay, hệ thống giao thông, bến bãi không đồng bộ, quy hoạch xây dựng không tuân thủ quy chuẩn và có xu hướng phát triển khó kiểm soát; phương tiện giao thông cá nhân phát triển quá nhanh... Giải quyết tình trạng mâu thuẫn trên như thế nào để đảm bảo sự kết nối như mục tiêu đề ra là không hề đơn giản.

Ngoài ra, một trong những tồn tại được nhắc đến nhiều trong thời gian qua, đó là mạng lưới tuyến của xe buýt chưa thực sự hợp lý. Nhiều tuyến xe buýt thưa vắng khách, không đảm bảo hiệu quả khai thác nhưng vẫn buộc phải duy trì. Trong khi đó, khu vực đông dân cư nhất là 12 quận nội thành Hà Nội lại đang rất thiếu các loại hình xe buýt nhỏ, phù hợp với giao thông ngõ phố, khiến nhiều người dân không tiếp cận được với vận tải hành khách công cộng.

Thực tế này cho thấy sự phân bổ nguồn lực cho xe buýt và hợp lý hóa mạng lưới tuyến đang còn nhiều bất cập, cần được sớm điều chỉnh. Và quan trọng nhất, thành phố cần một chiến lược phát triển xe buýt rõ ràng, mạch lạc, bền vững hơn trong bối cảnh ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động