Phát triển kỹ năng nghề động lực tăng năng suất lao động
Đào tạo, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề vẫn nhiều hạn chế
Bộ LĐTBXH cho biết, hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia trước đây được quy định tại Luật Dạy nghề năm 2006.Hiện nay, các quy định về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định tại Chương IV Luật Việc làm, gồm 7 Điều (từ Điều 29 đến Điều 35) với các nội dung về: Mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Thí sinh tranh tài tại Kỳ thi kỹ năng nghề đợt II lần thứ 12. |
Theo Bộ LĐTBXH, các quy định về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia quy định tại Luật Việc làm đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, các quy định về học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động tại Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất với Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2015 …tạo khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho việc tổ chức thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Các quy định về nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia về cơ bản phù hợp với, bám sát mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, bảo đảm tính công khai, dân chủ, minh bạch, tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện, tương thích và phù hợp với việc thực hiện các điều ước, công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là xu thế hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ngoài ra, các quy định này cũng bước đầu thu hút được sự hợp tác quốc tế trong việc chuẩn hóa chất lượng lao động trên cơ sở phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là cơ hội, tiền đề hỗ trợ người lao động trong quá trình tìm kiếm việc làm (cả trong nước và ngoài nước), đồng thời, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về vai trò, sự cần thiết trong việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nhận lẫn nhau về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giữa Việt Nam với các nước khác.
Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, các quy định về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia còn một số hạn chế. Cụ thể, hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia chưa gắn kết với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động của hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; chưa có quy định về chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, trả lương và sắp xếp việc làm đối với những người lao động đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Quy định về khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia trong Luật Việc làm chưa cụ thể, ảnh hưởng, tính hiệu quả, khả thi trong thực hiện chính sách, chưa tạo sự chủ động cho các Bộ, ngành trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia chưa được kiện toàn, quy mô còn nhỏ, yếu về năng lực (nhân lực, thiết bị, tài chính), chưa có nghề nào được đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc 4 và 5.
Người lao động và chủ sử dụng lao động cùng đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề
Để hướng tới mục tiêu đồng bộ quá trình đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng được cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, góp phần phát triển kỹ năng nghề gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bộ LĐTBXH đề xuất một số nội dung, giải pháp.
Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất bổ sung quy định cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; quy định về tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực; quy định trách nhiệm trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo hướng chủ động, tích cực và đảm bảo nguồn lực thực hiện; quy định tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ nghề quốc gia.
Cụ thể, Bộ đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về phát triển kỹ năng nghề cho người lao động, về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao (bậc 4 và bậc 5 theo khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và tương đương); bổ sung quy định về kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo hướng chính xác, tin cậy, hiện đại, hiệu quả và hội nhập quốc tế, đảm bảo thống nhất với Bộ luật Lao động năm 2019 và hệ thống pháp luật.
Về cơ chế, chính sách khuyến khích tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, Bộ LĐTBXH đề xuất bổ sung quy định về chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, trả lương và sắp xếp việc làm đối với những người lao động đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; chính sách tôn vinh người lao động có trình độ kỹ năng nghề cao xuất sắc (giải thưởng quốc gia kỹ năng lao động xuất sắc); bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm và cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích người người sử dụng lao động tham gia vào các hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Bộ LĐTBXH cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn kỹ năng nghề, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia: Bổ sung quy định về khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia và đào tạo, bồi dưỡng, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động dựa vào trình độ kỹ năng và năng lực hành nghề; quy định về văn hóa lao động Việt Nam; bổ sung chính sách quy định tham chiếu, kết nối khung trình độ quốc gia với khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực quốc gia; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành trong xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Bên cạnh đó, Bộ đề xuất bổ sung quy định về thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về đánh giá, công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và quy định về quỹ phát triển kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động; bổ sung quy định về nguồn kinh phí phát triển kỹ năng nghề và tổ chức thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”
Quản trị lao động 09/08/2024 16:04
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế
Quản trị lao động 04/07/2024 19:11
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
Quản trị lao động 05/02/2024 16:03
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023
Quản trị lao động 14/12/2023 17:38
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quản trị lao động 12/10/2023 11:43
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức
Infographic 02/06/2023 15:09
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất
Quản trị lao động 25/05/2023 10:25
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp
Quản trị lao động 27/12/2022 08:02
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng
Quản trị lao động 13/11/2022 10:50
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu
Quản trị lao động 01/11/2022 06:54